Chương 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 1998
THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUỐC TỊCH
Điều 31. Thẩm quyền của Quốc hội về quốc tịch
Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây về quốc tịch:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quốc tịch Việt Nam;
2. Giám sát tối cao việc tuân theo pháp luật về quốc tịch Việt Nam;
3. Phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia về quốc tịch theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Điều 32. Thẩm quyền của Chủ tịch nước về quốc tịch
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây về quốc tịch:
1. Cho nhập quốc tịch Việt Nam;
2. Cho trở lại quốc tịch Việt Nam;
3. Cho thôi quốc tịch Việt Nam;
6. Ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế về quốc tịch hoặc liên quan đến quốc tịch, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định.
Điều 33. Thẩm quyền của Chính phủ về quốc tịch
Chính phủ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây về quốc tịch:
1. Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết về quốc tịch Việt Nam; ban hành văn bản huớng dẫn thi hành pháp luật về quốc tịch Việt Nam;
2. Trình Chủ tịch nước quyết định việc cho nhập, cho trở lại, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam và huỷ bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
3. Trình Chủ tịch nước quyết định việc ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế về quốc tịch hoặc liên quan đến quốc tịch; quyết định việc ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ về quốc tịch hoặc liên quan đến quốc tịch;
4. Chỉ đạo và hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam và Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam;
5. Tổ chức, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quốc tịch Việt Nam;
6. Thống kê nhà nước về quốc tịch Việt Nam;
7. Thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện pháp luật về quốc tịch Việt Nam;
8. Thực hiện hợp tác quốc tế về quốc tịch.
Điều 34. Thẩm quyền của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về quốc tịch
1. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn về quốc tịch theo quy định của Chính phủ.
Điều 35. Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về quốc tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây về quốc tịch:
1. Nhận và xem xét hồ sơ xin nhập, xin trở lại và xin thcơ quan nước ngoài cấp hoặc chứng thựcôi quốc tịch Việt Nam; đề nghị về việc giải quyết các hồ sơ đó;
2. Kiến nghị việc tước quốc tịch Việt Nam và việc huỷ bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
3. Xét và cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam.
Điều 36. Thẩm quyền của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài về quốc tịch
Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây về quốc tịch:
1. Nhận và xem xét hồ sơ xin trở lại và xin thôi quốc tịch Việt Nam; trong trường hợp cá biệt nhận hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam; đề nghị về việc giải quyết các hồ sơ đó;
2. Kiến nghị việc tước quốc tịch Việt Nam và việc huỷ bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
3. Xét và cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam.
Điều 37. Nộp đơn xin giải quyết các việc về quốc tịch
Người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam và xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam ở trong nước, thì nộp đơn tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cư trú; ở nước ngoài, thì nộp đơn tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam.
Điều 38. Thời hạn giải quyết đơn yêu cầu về quốc tịch
1. Thời hạn giải quyết đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam không quá mười hai tháng, đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam không quá sáu tháng, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Thời hạn giải quyết đơn xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam không quá chín mươi ngày, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Quyết định cho nhập, cho trở lại, cho thôi, tước quốc tịch Việt Nam và huỷ bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được đăng trên Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 40. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về quốc tịch Việt Nam
1. Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước quy định tại các
2. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam do Toà án giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.
Luật Quốc tịch Việt Nam 1998
- Số hiệu: 07/1998/QH10
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/05/1998
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 21
- Ngày hiệu lực: 01/01/1999
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Quyền đối với quốc tịch
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc một quốc tịch
- Điều 4. Quan hệ giữa Nhà nước và công dân
- Điều 5. Bảo hộ đối với người Việt Nam ở nước ngoài
- Điều 6. Chính sách đối với người gốc Việt Nam ở nước ngoài
- Điều 7. Chính sách đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài
- Điều 8. Hạn chế tình trạng không quốc tịch
- Điều 9. Giữ quốc tịch khi kết hôn, ly hôn, huỷ việc kết hôn trái pháp luật
- Điều 10. Giữ quốc tịch khi quốc tịch của vợ hoặc chồng thay đổi
- Điều 11. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
- Điều 12. Quản lý nhà nước về quốc tịch
- Điều 13. áp dụng điều ước quốc tế
- Điều 14. Người có quốc tịch Việt Nam
- Điều 15. Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam
- Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam
- Điều 17. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
- Điều 18. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch
- Điều 19. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam
- Điều 20. Nhập quốc tịch Việt Nam
- Điều 21. Trở lại quốc tịch Việt Nam
- Điều 22. Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam
- Điều 23. Mất quốc tịch Việt Nam
- Điều 24. Thôi quốc tịch Việt Nam
- Điều 25. Tước quốc tịch Việt Nam
- Điều 26. Huỷ bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
- Điều 27. Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam
- Điều 28. Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ nhập, thôi hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam
- Điều 29. Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị huỷ bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
- Điều 30. Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên
- Điều 31. Thẩm quyền của Quốc hội về quốc tịch
- Điều 32. Thẩm quyền của Chủ tịch nước về quốc tịch
- Điều 33. Thẩm quyền của Chính phủ về quốc tịch
- Điều 34. Thẩm quyền của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về quốc tịch
- Điều 35. Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về quốc tịch
- Điều 36. Thẩm quyền của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài về quốc tịch
- Điều 37. Nộp đơn xin giải quyết các việc về quốc tịch
- Điều 38. Thời hạn giải quyết đơn yêu cầu về quốc tịch
- Điều 39. Đăng Công báo Quyết định cho nhập, cho trở lại, cho thôi, tước quốc tịch Việt Nam và huỷ bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
- Điều 40. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về quốc tịch Việt Nam