Chương 5 Luật phòng, chống tham nhũng 2005
Mục 1: TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO, PHỐI HỢP VÀ TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để tổ chức phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp về việc phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý.
1. Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Giúp việc cho Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng có bộ phận thường trực hoạt động chuyên trách.
2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
1. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
2. Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát công tác phòng ngừa tham nhũng thuộc lĩnh vực do mình phụ trách.
Uỷ ban pháp luật của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.
3. Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.
4. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Điều 75. Đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng
1. Trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng.
2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng quy định tại khoản 1 Điều này do Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định.
Điều 76. Trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý;
2. Xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm toán nhằm phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý.
Điều 78. Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động điều tra tội phạm về tham nhũng.
Điều 79. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động truy tố các tội phạm về tham nhũng; kiểm sát hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án đối với các tội phạm về tham nhũng.
Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống tham nhũng theo các nội dung sau đây:
1. Trao đổi thường xuyên thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng;
2. Chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý;
3. Tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng.
Điều 81. Phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước với cơ quan điều tra
1. Trong trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều tra thì cơ quan điều tra phải tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Trong trường hợp không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có quyền thông báo với Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan điều tra cấp trên.
Điều 82. Phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước với Viện kiểm sát
1. Trong trường hợp chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát.
2. Trong trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết bằng văn bản cho cơ quan đã chuyển hồ sơ.
Điều 83. Kiểm tra hoạt động chống tham nhũng đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án
1. Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải có biện pháp để kiểm tra nhằm ngăn chặn hành vi lạm quyền, lộng quyền, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức của mình trong hoạt động chống tham nhũng.
2. Người đứng đầu cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải tăng cường quản lý cán bộ, công chức, viên chức; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng.
3. Cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Trường hợp có tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng đối với Thanh tra viên, Kiểm toán viên, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án và cán bộ, công chức, viên chức khác của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án thì người đứng đầu cơ quan phải giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Kết quả giải quyết tố cáo phải được công khai.
Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- Số hiệu: 55/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 37 đến số 38
- Ngày hiệu lực: 01/06/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các hành vi tham nhũng
- Điều 4. Nguyên tắc xử lý tham nhũng
- Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền hạn
- Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng
- Điều 7. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan
- Điều 8. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
- Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan báo chí
- Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 11. Nguyên tắc và nội dung công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Điều 12. Hình thức công khai
- Điều 13. Công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản
- Điều 14. Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 15. Công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách nhà nước
- Điều 16. Công khai, minh bạch việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân
- Điều 17. Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ
- Điều 18. Công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp của Nhà nước
- Điều 19. Công khai, minh bạch trong cổ phần hoá doanh nghiệp của Nhà nước
- Điều 20. Kiểm toán việc sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước
- Điều 21. Công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng đất
- Điều 22. Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nhà ở
- Điều 23. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực giáo dục
- Điều 24. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực y tế
- Điều 25. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực khoa học - công nghệ
- Điều 26. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực thể dục, thể thao
- Điều 27. Công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm toán nhà nước
- Điều 28. Công khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
- Điều 29. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực tư pháp
- Điều 30. Công khai, minh bạch trong công tác tổ chức - cán bộ
- Điều 31. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức
- Điều 32. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cá nhân
- Điều 33. Công khai báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng
- Điều 34. Xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
- Điều 35. Kiểm tra và xử lý vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn
- Điều 36. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm
- Điều 38. Nghĩa vụ báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng
- Điều 39. Trách nhiệm của người không báo cáo hoặc không xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng
- Điều 40. Việc tặng quà và nhận quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 41. Thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 42. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
- Điều 43. Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 44. Nghĩa vụ kê khai tài sản
- Điều 45. Tài sản phải kê khai
- Điều 46. Thủ tục kê khai tài sản
- Điều 47. Xác minh tài sản
- Điều 48. Thủ tục xác minh tài sản
- Điều 49. Kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản
- Điều 50. Công khai kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản
- Điều 51. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản
- Điều 52. Xử lý người kê khai tài sản không trung thực
- Điều 53. Kiểm soát thu nhập
- Điều 54. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
- Điều 55. Xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
- Điều 56. Cải cách hành chính nhằm phòng ngừa tham nhũng
- Điều 57. Tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý
- Điều 58. Đổi mới phương thức thanh toán
- Điều 59. Công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 60. Công tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Điều 61. Hình thức kiểm tra
- Điều 62. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử
- Điều 63. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát
- Điều 64. Tố cáo hành vi tham nhũng và trách nhiệm của người tố cáo
- Điều 65. Trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tố cáo
- Điều 66. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
- Điều 67. Khen thưởng người tố cáo
- Điều 68. Đối tượng bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự
- Điều 69. Xử lý đối với người có hành vi tham nhũng
- Điều 70. Nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng
- Điều 71. Thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài
- Điều 72. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 73. Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng
- Điều 74. Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 75. Đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng
- Điều 76. Trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ
- Điều 77. Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước
- Điều 78. Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng
- Điều 79. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao
- Điều 80. Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án
- Điều 81. Phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước với cơ quan điều tra
- Điều 82. Phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước với Viện kiểm sát
- Điều 83. Kiểm tra hoạt động chống tham nhũng đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án
- Điều 84. Giải quyết tố cáo đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án