Mục 4 Chương 2 Luật phòng, chống tham nhũng 2005
Mục 4: MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP
Điều 44. Nghĩa vụ kê khai tài sản
1. Những người sau đây phải kê khai tài sản:
a) Cán bộ từ Phó trưởng phòng của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;
c) Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Chính phủ quy định cụ thể những người phải kê khai tài sản quy định tại khoản này.
2. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản, mọi biến động về tài sản thuộc sở hữu của mình và tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên.
3. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai trung thực và chịu trách nhiệm về việc kê khai.
Các loại tài sản phải kê khai bao gồm:
1. Nhà, quyền sử dụng đất;
2. Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác mà giá trị của mỗi loại từ năm mươi triệu đồng trở lên;
3. Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
4. Thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật.
1. Việc kê khai tài sản được thực hiện hằng năm tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê khai làm việc và được hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12.
2. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải ghi rõ những thay đổi về tài sản so với lần kê khai trước đó.
3. Bản kê khai tài sản được nộp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản.
1. Việc xác minh tài sản chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản.
2. Việc xác minh tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản khi xét thấy cần thiết;
b) Theo yêu cầu của Hội đồng bầu cử hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
c) Có hành vi tham nhũng.
Điều 48. Thủ tục xác minh tài sản
1. Trước khi ra quyết định xác minh tài sản, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai giải trình rõ việc kê khai. Việc giải trình phải được thực hiện trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu giải trình.
2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định xác minh trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày phát sinh căn cứ quy định tại
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hữu quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc xác minh khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
4. Trong thời hạn hai mươi ngày kể từ ngày ra quyết định xác minh, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản tiến hành thẩm tra, xác minh và phải ra kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản.
5. Thủ tục xác minh tài sản của người có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Thời hạn xác minh phải đáp ứng yêu cầu về thời gian bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều 49. Kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản
1. Kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản là kết luận về tính trung thực của việc kê khai tài sản.
2. Kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản phải được gửi cho cơ quan, tổ chức yêu cầu xác minh và người có tài sản được xác minh.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại
Điều 50. Công khai kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản
1. Khi có yêu cầu và theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản được công khai tại các địa điểm sau đây:
a) Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê khai tài sản làm việc khi người đó được bổ nhiệm, bầu, phê chuẩn;
b) Tại hội nghị cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
c) Tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người được đề nghị để Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc Đại hội của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội bầu, phê chuẩn.
2. Kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản của người bị khởi tố về hành vi tham nhũng phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó làm việc.
Điều 51. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản
Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm quản lý và lưu giữ bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai do mình quản lý; tổ chức việc xác minh theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản và công khai kết luận đó theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong các trường hợp quy định tại
Điều 52. Xử lý người kê khai tài sản không trung thực
1. Người kê khai tài sản không trung thực bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Quyết định kỷ luật đối với người kê khai tài sản không trung thực phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó làm việc.
2. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản không trung thực thì bị xoá tên khỏi danh sách những người ứng cử; người được dự kiến bổ nhiệm, phê chuẩn mà kê khai tài sản không trung thực thì không được bổ nhiệm, phê chuẩn vào chức vụ đã dự kiến.
Chính phủ trình Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- Số hiệu: 55/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 37 đến số 38
- Ngày hiệu lực: 01/06/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các hành vi tham nhũng
- Điều 4. Nguyên tắc xử lý tham nhũng
- Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền hạn
- Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng
- Điều 7. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan
- Điều 8. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
- Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan báo chí
- Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 11. Nguyên tắc và nội dung công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Điều 12. Hình thức công khai
- Điều 13. Công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản
- Điều 14. Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 15. Công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách nhà nước
- Điều 16. Công khai, minh bạch việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân
- Điều 17. Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ
- Điều 18. Công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp của Nhà nước
- Điều 19. Công khai, minh bạch trong cổ phần hoá doanh nghiệp của Nhà nước
- Điều 20. Kiểm toán việc sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước
- Điều 21. Công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng đất
- Điều 22. Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nhà ở
- Điều 23. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực giáo dục
- Điều 24. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực y tế
- Điều 25. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực khoa học - công nghệ
- Điều 26. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực thể dục, thể thao
- Điều 27. Công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm toán nhà nước
- Điều 28. Công khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
- Điều 29. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực tư pháp
- Điều 30. Công khai, minh bạch trong công tác tổ chức - cán bộ
- Điều 31. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức
- Điều 32. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cá nhân
- Điều 33. Công khai báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng
- Điều 34. Xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
- Điều 35. Kiểm tra và xử lý vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn
- Điều 36. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm
- Điều 38. Nghĩa vụ báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng
- Điều 39. Trách nhiệm của người không báo cáo hoặc không xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng
- Điều 40. Việc tặng quà và nhận quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 41. Thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 42. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
- Điều 43. Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 44. Nghĩa vụ kê khai tài sản
- Điều 45. Tài sản phải kê khai
- Điều 46. Thủ tục kê khai tài sản
- Điều 47. Xác minh tài sản
- Điều 48. Thủ tục xác minh tài sản
- Điều 49. Kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản
- Điều 50. Công khai kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản
- Điều 51. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản
- Điều 52. Xử lý người kê khai tài sản không trung thực
- Điều 53. Kiểm soát thu nhập
- Điều 54. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
- Điều 55. Xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
- Điều 56. Cải cách hành chính nhằm phòng ngừa tham nhũng
- Điều 57. Tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý
- Điều 58. Đổi mới phương thức thanh toán
- Điều 59. Công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 60. Công tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Điều 61. Hình thức kiểm tra
- Điều 62. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử
- Điều 63. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát
- Điều 64. Tố cáo hành vi tham nhũng và trách nhiệm của người tố cáo
- Điều 65. Trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tố cáo
- Điều 66. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
- Điều 67. Khen thưởng người tố cáo
- Điều 68. Đối tượng bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự
- Điều 69. Xử lý đối với người có hành vi tham nhũng
- Điều 70. Nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng
- Điều 71. Thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài
- Điều 72. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 73. Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng
- Điều 74. Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 75. Đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng
- Điều 76. Trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ
- Điều 77. Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước
- Điều 78. Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng
- Điều 79. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao
- Điều 80. Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án
- Điều 81. Phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước với cơ quan điều tra
- Điều 82. Phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước với Viện kiểm sát
- Điều 83. Kiểm tra hoạt động chống tham nhũng đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án
- Điều 84. Giải quyết tố cáo đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án