Mục 3 Chương 2 Luật phòng, chống tham nhũng 2005
Mục 3: QUY TẮC ỨNG XỬ, QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP, VIỆC CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 36. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
1. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm, phù hợp với đặc thù công việc của từng nhóm cán bộ, công chức, viên chức và từng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức.
2. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.
Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm
a) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;
d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.
5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.
6. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
Điều 38. Nghĩa vụ báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng
1. Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc thì cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến dấu hiệu tham nhũng đó thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp.
2. Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét xử lý và thông báo cho người báo cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày; trường hợp cần thiết thì quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng và bảo vệ người báo cáo.
Điều 39. Trách nhiệm của người không báo cáo hoặc không xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng
Cán bộ, công chức, viên chức biết được hành vi tham nhũng mà không báo cáo, người nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng mà không xử lý thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 40. Việc tặng quà và nhận quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị không được sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước làm quà tặng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Cán bộ, công chức, viên chức không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Nghiêm cấm lợi dụng việc tặng quà, nhận quà tặng để hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi.
Điều 41. Thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan, ngành, lĩnh vực do mình quản lý.
2. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy tắc ứng xử của Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên và cán bộ, công chức, viên chức khác trong cơ quan Toà án, Viện kiểm sát.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; phối hợp với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong tổ chức này.
Điều 42. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
1. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực xử sự phù hợp với đặc thù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong việc hành nghề.
2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với hội viên của mình theo quy định của pháp luật.
Điều 43. Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền quản lý có trách nhiệm thực hiện việc định kỳ chuyển đổi cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại một số vị trí liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng.
2. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải theo kế hoạch và được công khai trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Chính phủ ban hành Danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi quy định tại khoản 1 Điều này.
Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- Số hiệu: 55/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 37 đến số 38
- Ngày hiệu lực: 01/06/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các hành vi tham nhũng
- Điều 4. Nguyên tắc xử lý tham nhũng
- Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền hạn
- Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng
- Điều 7. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan
- Điều 8. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
- Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan báo chí
- Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 11. Nguyên tắc và nội dung công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Điều 12. Hình thức công khai
- Điều 13. Công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản
- Điều 14. Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 15. Công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách nhà nước
- Điều 16. Công khai, minh bạch việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân
- Điều 17. Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ
- Điều 18. Công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp của Nhà nước
- Điều 19. Công khai, minh bạch trong cổ phần hoá doanh nghiệp của Nhà nước
- Điều 20. Kiểm toán việc sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước
- Điều 21. Công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng đất
- Điều 22. Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nhà ở
- Điều 23. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực giáo dục
- Điều 24. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực y tế
- Điều 25. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực khoa học - công nghệ
- Điều 26. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực thể dục, thể thao
- Điều 27. Công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm toán nhà nước
- Điều 28. Công khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
- Điều 29. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực tư pháp
- Điều 30. Công khai, minh bạch trong công tác tổ chức - cán bộ
- Điều 31. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức
- Điều 32. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cá nhân
- Điều 33. Công khai báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng
- Điều 34. Xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
- Điều 35. Kiểm tra và xử lý vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn
- Điều 36. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm
- Điều 38. Nghĩa vụ báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng
- Điều 39. Trách nhiệm của người không báo cáo hoặc không xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng
- Điều 40. Việc tặng quà và nhận quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 41. Thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 42. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
- Điều 43. Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 44. Nghĩa vụ kê khai tài sản
- Điều 45. Tài sản phải kê khai
- Điều 46. Thủ tục kê khai tài sản
- Điều 47. Xác minh tài sản
- Điều 48. Thủ tục xác minh tài sản
- Điều 49. Kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản
- Điều 50. Công khai kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản
- Điều 51. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản
- Điều 52. Xử lý người kê khai tài sản không trung thực
- Điều 53. Kiểm soát thu nhập
- Điều 54. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
- Điều 55. Xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
- Điều 56. Cải cách hành chính nhằm phòng ngừa tham nhũng
- Điều 57. Tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý
- Điều 58. Đổi mới phương thức thanh toán
- Điều 59. Công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 60. Công tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Điều 61. Hình thức kiểm tra
- Điều 62. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử
- Điều 63. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát
- Điều 64. Tố cáo hành vi tham nhũng và trách nhiệm của người tố cáo
- Điều 65. Trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tố cáo
- Điều 66. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
- Điều 67. Khen thưởng người tố cáo
- Điều 68. Đối tượng bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự
- Điều 69. Xử lý đối với người có hành vi tham nhũng
- Điều 70. Nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng
- Điều 71. Thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài
- Điều 72. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 73. Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng
- Điều 74. Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 75. Đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng
- Điều 76. Trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ
- Điều 77. Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước
- Điều 78. Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng
- Điều 79. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao
- Điều 80. Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án
- Điều 81. Phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước với cơ quan điều tra
- Điều 82. Phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước với Viện kiểm sát
- Điều 83. Kiểm tra hoạt động chống tham nhũng đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án
- Điều 84. Giải quyết tố cáo đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án