Điều 15 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012
Điều 15. Ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá
1. Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.
2. Việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được thực hiện bằng tiếng Việt, theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu;
b) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng;
c) Ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;
d) Không được sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người.
3. Nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá phải mô tả cụ thể tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và thông điệp thích hợp khác, phải được thay đổi theo định kỳ 02 năm một lần.
4. Cảnh báo sức khỏe quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá.
5. Việc ghi nhãn trên bao bì thuốc lá xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe đối với thuốc lá quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
7. Chính phủ quy định cụ thể mức tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe phù hợp với từng thời kỳ.
Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012
- Số hiệu: 09/2012/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 18/06/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 473 đến số 474
- Ngày hiệu lực: 01/05/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá
- Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá
- Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
- Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
- Điều 8. Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá
- Điều 11. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn
- Điều 12. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá
- Điều 13. Nghĩa vụ của người hút thuốc lá
- Điều 14. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá
- Điều 15. Ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá
- Điều 16. Hoạt động tài trợ
- Điều 17. Cai nghiện thuốc lá
- Điều 18. Trách nhiệm trong hỗ trợ cai nghiện thuốc lá
- Điều 19. Quản lý kinh doanh thuốc lá
- Điều 20. Quy hoạch kinh doanh thuốc lá
- Điều 21. Kiểm soát đầu tư sản xuất thuốc lá
- Điều 22. Kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước
- Điều 23. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá
- Điều 24. Số lượng điếu thuốc lá trong bao, gói
- Điều 25. Bán thuốc lá
- Điều 26. Các biện pháp phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả
- Điều 27. Trách nhiệm phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả