Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
2. Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
3. Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính.
4. Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
5. Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
6. Nghiện rượu, bia là tình trạng lệ thuộc vào rượu, bia với biểu hiện đặc trưng như thường xuyên thèm uống, lượng uống có thể tăng theo thời gian, không thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống.
7. Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.
8. Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu bằng máy móc, thiết bị công nghiệp.
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019
- Số hiệu: 44/2019/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 14/06/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 559 đến số 560
- Ngày hiệu lực: 01/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 6. Mục đích, yêu cầu trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 7. Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 8. Hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 9. Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 10. Địa điểm không uống rượu, bia
- Điều 11. Quản lý việc khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ
- Điều 12. Quản lý việc quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ
- Điều 13. Quản lý việc quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên
- Điều 14. Quản lý việc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia
- Điều 15. Quản lý kinh doanh rượu
- Điều 16. Điều kiện bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử
- Điều 17. Biện pháp quản lý đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh
- Điều 18. Bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với rượu, bia
- Điều 19. Địa điểm không bán rượu, bia
- Điều 20. Phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- Điều 21. Phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia
- Điều 22. Phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe
- Điều 23. Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 24. Biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng
- Điều 25. Chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia
- Điều 26. Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 27. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 28. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 29. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 30. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 31. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội
- Điều 32. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia
- Điều 33. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 34. Trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống tác hại của rượu, bia