Chương 3 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019
Chương III
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC CUNG CẤP RƯỢU, BIA
Điều 15. Quản lý kinh doanh rượu
1. Điều kiện cấp phép sản xuất rượu công nghiệp có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất;
c) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Có nhân viên kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
2. Điều kiện cấp phép sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên nhằm mục đích kinh doanh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, bao gồm:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy ánh của pháp luật.
3. Điều kiện đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại bao gồm:
a) Có hợp đồng mua bán với cơ sở có giấy phép sản xuất rượu và có đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở sản xuất;
b) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
4. Điều kiện cấp phép mua bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm:
a) Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng điều kiện theo từng loại hình mua bán rượu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và quy định việc quản lý kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ.
Điều 16. Điều kiện bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử
1. Đáp ứng quy định tại
2. Đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
4. Áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Điều 17. Biện pháp quản lý đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh
1. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh phải có bản kê khai gửi Ủy ban nhân dân cấp xã về lượng rượu được sản xuất, phạm vi sử dụng, cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm và không bán rượu ra thị trường theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định. Việc kê khai không phải nộp phí, lệ phí.
2. Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; báo cáo sản lượng và tình hình bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh trên địa bàn.
Điều 18. Bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với rượu, bia
Rượu, bia được kinh doanh, lưu hành tại Việt Nam phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
1. Cơ sở y tế.
2. Cơ sở giáo dục.
3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội.
6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
1. Rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều bị tịch thu, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tham gia với cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
3. Bộ Công Thương, Bộ Y tế, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn việc bổ sung chất chỉ thị màu vào các sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm và phòng ngừa pha chế rượu từ sản phẩm cồn không được phép dùng trong thực phẩm.
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019
- Số hiệu: 44/2019/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 14/06/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 559 đến số 560
- Ngày hiệu lực: 01/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 6. Mục đích, yêu cầu trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 7. Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 8. Hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 9. Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 10. Địa điểm không uống rượu, bia
- Điều 11. Quản lý việc khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ
- Điều 12. Quản lý việc quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ
- Điều 13. Quản lý việc quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên
- Điều 14. Quản lý việc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia
- Điều 15. Quản lý kinh doanh rượu
- Điều 16. Điều kiện bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử
- Điều 17. Biện pháp quản lý đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh
- Điều 18. Bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với rượu, bia
- Điều 19. Địa điểm không bán rượu, bia
- Điều 20. Phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- Điều 21. Phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia
- Điều 22. Phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe
- Điều 23. Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 24. Biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng
- Điều 25. Chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia
- Điều 26. Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 27. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 28. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 29. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 30. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 31. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội
- Điều 32. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia
- Điều 33. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Điều 34. Trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống tác hại của rượu, bia