Điều 6 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022
Điều 6. Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền
1. Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, các bên cùng có lợi, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài.
Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền với các nội dung sau đây:
a) Xác định, phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền;
b) Thực hiện tương trợ tư pháp;
c) Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;
d) Nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, trợ giúp tài chính và trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống rửa tiền;
đ) Nội dung hợp tác khác về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong quá trình hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, có thể từ chối trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền trong các trường hợp sau đây:
a) Thông tin được yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao có thể gây tổn hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia hoặc lợi ích quan trọng khác của Việt Nam;
b) Thông tin được yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao không phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài hoặc quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
d) Cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không cam kết hoặc không thực hiện bảo mật thông tin được trao đổi, cung cấp, chuyển giao theo chế độ bảo mật tương ứng với quy định về bảo vệ bí mật nhà nước của Việt Nam đối với thông tin mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong nước trao đổi, cung cấp, chuyển giao.
4. Quy trình, thủ tục, phương thức hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, các quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Hằng năm hoặc khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm cung cấp nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền với các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Luật Phòng, chống rửa tiền 2022
- Số hiệu: 14/2022/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 15/11/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 909 đến số 910
- Ngày hiệu lực: 01/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng báo cáo
- Điều 5. Nguyên tắc trong phòng, chống rửa tiền
- Điều 6. Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền
- Điều 7. Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền
- Điều 9. Nhận biết khách hàng
- Điều 10. Thông tin nhận biết khách hàng
- Điều 11. Cập nhật thông tin nhận biết khách hàng
- Điều 12. Xác minh thông tin nhận biết khách hàng
- Điều 13. Xác minh thông tin nhận biết khách hàng thông qua việc thuê tổ chức khác
- Điều 14. Nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba
- Điều 15. Đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo
- Điều 16. Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền
- Điều 17. Trách nhiệm của đối tượng báo cáo liên quan đến cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị
- Điều 18. Quan hệ ngân hàng đại lý
- Điều 19. Trách nhiệm của đối tượng báo cáo đối với sản phẩm, dịch vụ mới; sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới
- Điều 20. Giám sát một số giao dịch đặc biệt
- Điều 21. Minh bạch thông tin của pháp nhân
- Điều 22. Minh bạch thông tin của thỏa thuận pháp lý
- Điều 23. Minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận
- Điều 24. Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền
- Điều 25. Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
- Điều 26. Báo cáo giao dịch đáng ngờ
- Điều 27. Các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản
- Điều 28. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng
- Điều 29. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực trung gian thanh toán
- Điều 30. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
- Điều 31. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán
- Điều 32. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng
- Điều 33. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản
- Điều 34. Giao dịch chuyển tiền điện tử
- Điều 35. Khai báo, cung cấp thông tin về việc vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới
- Điều 36. Hình thức báo cáo
- Điều 37. Thời hạn báo cáo
- Điều 38. Lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo
- Điều 39. Trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo
- Điều 40. Bảo đảm bí mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo
- Điều 41. Thu thập, xử lý và phân tích thông tin về phòng, chống rửa tiền
- Điều 42. Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước
- Điều 43. Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài
- Điều 44. Trì hoãn giao dịch
- Điều 45. Phong tỏa tài khoản, niêm phong, phong tỏa hoặc tạm giữ tài sản
- Điều 46. Xử lý vi phạm
- Điều 47. Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Điều 48. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 50. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 51. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 52. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
- Điều 53. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
- Điều 54. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
- Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 56. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
- Điều 57. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
- Điều 58. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 59. Trách nhiệm của các Bộ, ngành khác
- Điều 60. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
- Điều 61. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân
- Điều 62. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 63. Trách nhiệm bảo mật thông tin