Điều 30 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022
Điều 30. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
1. Khách hàng yêu cầu mua một hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn bất thường hoặc yêu cầu thanh toán trọn gói phí bảo hiểm một lần đối với sản phẩm bảo hiểm không áp dụng hình thức thanh toán trọn gói, trong khi những hợp đồng bảo hiểm hiện tại của khách hàng chỉ có giá trị nhỏ và thanh toán định kỳ.
2. Khách hàng yêu cầu giao kết hợp đồng bảo hiểm với khoản phí bảo hiểm định kỳ không phù hợp với thu nhập hiện tại của khách hàng.
3. Bên mua bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm từ tài khoản không phải là tài khoản của bên mua bảo hiểm hoặc không phải là tài khoản của tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm ủy quyền hoặc thanh toán bằng các công cụ chuyển nhượng không ghi tên.
4. Bên mua bảo hiểm yêu cầu thay đổi người thụ hưởng đã chỉ định bằng người không có mối quan hệ rõ ràng với bên mua bảo hiểm.
5. Khách hàng chấp nhận tất cả các điều kiện bất lợi không liên quan đến tuổi tác, sức khỏe của mình; khách hàng đề nghị mua bảo hiểm với mục đích không rõ ràng; điều kiện và giá trị hợp đồng bảo hiểm mâu thuẫn với nhu cầu của khách hàng.
6. Bên mua bảo hiểm hủy hợp đồng bảo hiểm ngay sau khi mua và yêu cầu chuyển tiền phí bảo hiểm đã đóng cho bên thứ ba; khách hàng thường xuyên tham gia bảo hiểm và chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho bên thứ ba.
7. Khách hàng là doanh nghiệp có số lượng hợp đồng bảo hiểm cho nhân viên hoặc mức phí bảo hiểm của hợp đồng đóng phí một lần tăng bất thường.
8. Doanh nghiệp bảo hiểm thường xuyên trả tiền bảo hiểm với số tiền lớn cho cùng một khách hàng.
Luật Phòng, chống rửa tiền 2022
- Số hiệu: 14/2022/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 15/11/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 909 đến số 910
- Ngày hiệu lực: 01/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng báo cáo
- Điều 5. Nguyên tắc trong phòng, chống rửa tiền
- Điều 6. Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền
- Điều 7. Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền
- Điều 9. Nhận biết khách hàng
- Điều 10. Thông tin nhận biết khách hàng
- Điều 11. Cập nhật thông tin nhận biết khách hàng
- Điều 12. Xác minh thông tin nhận biết khách hàng
- Điều 13. Xác minh thông tin nhận biết khách hàng thông qua việc thuê tổ chức khác
- Điều 14. Nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba
- Điều 15. Đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo
- Điều 16. Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền
- Điều 17. Trách nhiệm của đối tượng báo cáo liên quan đến cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị
- Điều 18. Quan hệ ngân hàng đại lý
- Điều 19. Trách nhiệm của đối tượng báo cáo đối với sản phẩm, dịch vụ mới; sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới
- Điều 20. Giám sát một số giao dịch đặc biệt
- Điều 21. Minh bạch thông tin của pháp nhân
- Điều 22. Minh bạch thông tin của thỏa thuận pháp lý
- Điều 23. Minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận
- Điều 24. Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền
- Điều 25. Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
- Điều 26. Báo cáo giao dịch đáng ngờ
- Điều 27. Các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản
- Điều 28. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng
- Điều 29. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực trung gian thanh toán
- Điều 30. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
- Điều 31. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán
- Điều 32. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng
- Điều 33. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản
- Điều 34. Giao dịch chuyển tiền điện tử
- Điều 35. Khai báo, cung cấp thông tin về việc vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới
- Điều 36. Hình thức báo cáo
- Điều 37. Thời hạn báo cáo
- Điều 38. Lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo
- Điều 39. Trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo
- Điều 40. Bảo đảm bí mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo
- Điều 41. Thu thập, xử lý và phân tích thông tin về phòng, chống rửa tiền
- Điều 42. Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước
- Điều 43. Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài
- Điều 44. Trì hoãn giao dịch
- Điều 45. Phong tỏa tài khoản, niêm phong, phong tỏa hoặc tạm giữ tài sản
- Điều 46. Xử lý vi phạm
- Điều 47. Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Điều 48. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 50. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 51. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 52. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
- Điều 53. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
- Điều 54. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
- Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 56. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
- Điều 57. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
- Điều 58. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 59. Trách nhiệm của các Bộ, ngành khác
- Điều 60. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
- Điều 61. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân
- Điều 62. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 63. Trách nhiệm bảo mật thông tin