Điều 9 Luật phòng, chống rửa tiền 2012
Điều 9. Thông tin nhận biết khách hàng
Thông tin nhận biết khách hàng phải có các thông tin chính sau đây:
1. Thông tin nhận dạng khách hàng:
a) Đối với khách hàng cá nhân là người Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại.
Đối với khách hàng cá nhân là người nước ngoài: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở Việt Nam;
b) Đối với khách hàng là tổ chức: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; số điện thoại, số fax; lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; thông
tin về người thành lập, đại diện cho tổ chức bao gồm các thông tin quy định tại điểm a khoản này.
2. Thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi:
a) Đối tượng báo cáo phải xác định chủ sở hữu hưởng lợi và áp dụng các biện pháp để nhận biết và cập nhật thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi;
b) Đối với khách hàng là pháp nhân hoặc khi cung ứng dịch vụ thỏa thuận ủy quyền, đối tượng báo cáo phải thu thập thông tin về quyền sở hữu và cơ cấu kiểm soát để xác định được cá nhân có lợi ích kiểm soát và chi phối hoạt động của pháp nhân hoặc thỏa thuận ủy quyền đó.
3. Mục đích của khách hàng trong mối quan hệ với đối tượng báo cáo.
Luật phòng, chống rửa tiền 2012
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật phòng, chống rửa tiền, các luật có liên quan và điều ước quốc tế
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống rửa tiền
- Điều 7. Các hành vi bị cấm
- Điều 8. Nhận biết khách hàng
- Điều 9. Thông tin nhận biết khách hàng
- Điều 10. Cập nhật thông tin nhận biết khách hàng
- Điều 11. Biện pháp xác minh thông tin nhận biết khách hàng
- Điều 12. Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro
- Điều 13. Khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị
- Điều 14. Quan hệ ngân hàng đại lý
- Điều 15. Các giao dịch liên quan tới công nghệ mới
- Điều 16. Giám sát đặc biệt một số giao dịch
- Điều 17. Hoạt động kinh doanh qua giới thiệu
- Điều 18. Bảo đảm tính minh bạch của pháp nhân và thỏa thuận ủy quyền
- Điều 19. Bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận
- Điều 20. Xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền
- Điều 21. Báo cáo giao dịch có giá trị lớn
- Điều 22. Báo cáo giao dịch đáng ngờ
- Điều 23. Báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử
- Điều 24. Khai báo, cung cấp thông tin về việc vận chuyển tiền mặt, kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới
- Điều 25. Hình thức báo cáo
- Điều 26. Thời hạn báo cáo
- Điều 27. Thời hạn lưu giữ hồ sơ, báo cáo
- Điều 28. Trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin
- Điều 29. Bảo đảm bí mật thông tin, tài liệu báo cáo
- Điều 30. Báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố
- Điều 33. Trì hoãn giao dịch
- Điều 34. Phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản
- Điều 35. Xử lý vi phạm
- Điều 36. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền
- Điều 37. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
- Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
- Điều 42. Trách nhiệm của các cơ quan khác của Chính phủ
- Điều 43. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân
- Điều 44. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 45. Bảo mật thông tin