Chương 3 Luật phòng, chống rửa tiền 2012
Chương IIITRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
Điều 36. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền.
2. Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, chiến lược về phòng, chống rửa tiền.
3. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác phòng, chống rửa tiền; phối hợp công tác phòng, chống rửa tiền và công tác phòng, chống tài trợ khủng bố.
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền.
2. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch về phòng, chống rửa tiền.
3. Tổ chức đầu mối theo quy định của Chính phủ để thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin về hành vi rửa tiền cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ về các giao dịch và các thông tin khác theo quy định của Luật này nhằm phục vụ việc phân tích, chuyển giao thông tin về hành vi rửa tiền.
4. Thông báo kịp thời cho cơ quan phòng, chống khủng bố có thẩm quyền thông tin về hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố theo quy định của Luật này và pháp luật về phòng, chống khủng bố.
5. Thanh tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.
6. Hợp tác, trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án liên quan đến rửa tiền; trao đổi thông tin với cơ quan phòng, chống rửa tiền nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền theo thẩm quyền, làm đầu mối tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
8. Đào tạo đội ngũ cán bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan khác của Chính phủ, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cá nhân, tổ chức khác về phòng, chống rửa tiền.
9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào công tác phòng, chống rửa tiền.
10. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
11. Tổng hợp thông tin, định kỳ hàng năm báo cáo Chính phủ về phòng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm liên quan đến rửa tiền.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan trong phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm về rửa tiền.
3. Thường xuyên trao đổi thông tin, tài liệu về phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm rửa tiền trong nước và nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Chủ trì lập danh sách tổ chức, cá nhân thuộc danh sách đen quy định tại
5. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền theo thẩm quyền.
Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, trò chơi có thưởng, casino.
2. Thanh tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, trò chơi có thưởng, casino.
3. Chỉ đạo cơ quan hải quan cung cấp thông tin thu thập được về việc vận chuyển tiền mặt, kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới theo quy định tại
Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
2. Thanh tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền áp dụng cho đối tượng báo cáo là luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; công chứng viên, tổ chức cung ứng dịch vụ công chứng.
2. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Điều 42. Trách nhiệm của các cơ quan khác của Chính phủ
1. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc quyền quản lý của mình thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Điều 43. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi rửa tiền; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền.
Điều 44. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Thực hiện, chỉ đạo việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại địa phương.
2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai và đôn đốc thực hiện các đường lối, chính sách, chiến lược, kế hoạch phòng, chống rửa tiền.
3. Phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền theo thẩm quyền.
Các cơ quan nhà nước được quy định tại các điều từ Điều 36 đến
Luật phòng, chống rửa tiền 2012
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật phòng, chống rửa tiền, các luật có liên quan và điều ước quốc tế
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống rửa tiền
- Điều 7. Các hành vi bị cấm
- Điều 8. Nhận biết khách hàng
- Điều 9. Thông tin nhận biết khách hàng
- Điều 10. Cập nhật thông tin nhận biết khách hàng
- Điều 11. Biện pháp xác minh thông tin nhận biết khách hàng
- Điều 12. Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro
- Điều 13. Khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị
- Điều 14. Quan hệ ngân hàng đại lý
- Điều 15. Các giao dịch liên quan tới công nghệ mới
- Điều 16. Giám sát đặc biệt một số giao dịch
- Điều 17. Hoạt động kinh doanh qua giới thiệu
- Điều 18. Bảo đảm tính minh bạch của pháp nhân và thỏa thuận ủy quyền
- Điều 19. Bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận
- Điều 20. Xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền
- Điều 21. Báo cáo giao dịch có giá trị lớn
- Điều 22. Báo cáo giao dịch đáng ngờ
- Điều 23. Báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử
- Điều 24. Khai báo, cung cấp thông tin về việc vận chuyển tiền mặt, kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới
- Điều 25. Hình thức báo cáo
- Điều 26. Thời hạn báo cáo
- Điều 27. Thời hạn lưu giữ hồ sơ, báo cáo
- Điều 28. Trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin
- Điều 29. Bảo đảm bí mật thông tin, tài liệu báo cáo
- Điều 30. Báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố
- Điều 33. Trì hoãn giao dịch
- Điều 34. Phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản
- Điều 35. Xử lý vi phạm
- Điều 36. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền
- Điều 37. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
- Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
- Điều 42. Trách nhiệm của các cơ quan khác của Chính phủ
- Điều 43. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân
- Điều 44. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 45. Bảo mật thông tin