Mục 2 Chương 6 Luật Phá sản 2004
Điều 78. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp mà không cần phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng thủ tục phục hồi.
Điều 79. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi Hội nghị chủ nợ không thành
Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi Hội nghị chủ nợ không thành trong những trường hợp sau đây:
1. Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không tham gia Hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng hoặc sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc trường hợp quy định tại
2. Không đủ số chủ nợ quy định tại
Sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với dự kiến các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, nếu có một trong các trường hợp sau đây thì Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định tại
2. Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
3. Doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp các bên liên quan có thoả thuận khác.
Điều 81. Nội dung quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
1. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản quy định tại các
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên của Toà án; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản;
d) Căn cứ của việc áp dụng thủ tục thanh lý tài sản;
đ) Phương án phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo nguyên tắc quy định tại
e) Quyền khiếu nại, kháng nghị và thời hạn khiếu nại, kháng nghị.
2. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải được Toà án gửi và thông báo công khai theo quy định tại
Điều 82. Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình thanh lý tài sản
Trong quá trình thi hành quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản, theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán có thể ra quyết định cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện một số hoạt động cần thiết cho việc thanh lý tài sản hoặc làm tăng thêm khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
Điều 83. Khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, các chủ nợ có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.
2. Những người mắc nợ doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền khiếu nại phần quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của mình.
3. Thời hạn khiếu nại, kháng nghị là hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.
Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kháng nghị, Toà án đã ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị cho Toà án cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.
Điều 84. Giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị, Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm ba Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.
2. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ về phá sản, Tổ Thẩm phán phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Tổ Thẩm phán có quyền ra một trong các quyết định sau đây:
a) Không chấp nhận khiếu nại, kháng nghị và giữ nguyên quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Toà án cấp dưới;
b) Sửa quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Toà án cấp dưới;
c) Huỷ quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Toà án cấp dưới và giao hồ sơ về phá sản cho Toà án cấp dưới tiếp tục thủ tục phục hồi theo quy định của Luật này.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị của Toà án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Điều 85. Đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản
Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản trong những trường hợp sau đây:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản;
2. Phương án phân chia tài sản đã được thực hiện xong.
Luật Phá sản 2004
- Số hiệu: 21/2004/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 15/06/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 23 đến số 24
- Ngày hiệu lực: 15/10/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
- Điều 4. Hiệu lực của Luật phá sản
- Điều 5. Thủ tục phá sản
- Điều 6. Giải thích từ ngữ
- Điều 7. Thẩm quyền của Toà án
- Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản
- Điều 9. Tổ quản lý, thanh lý tài sản
- Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tổ quản lý, thanh lý tài sản
- Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản
- Điều 12. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản
- Điều 13. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ
- Điều 14. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động
- Điều 15. Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
- Điều 16. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
- Điều 17. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các cổ đông công ty cổ phần
- Điều 18. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của thành viên hợp danh
- Điều 19. Nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều 20. Thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
- Điều 21. Phí phá sản và tạm ứng phí phá sản
- Điều 22. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều 23. Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều 24. Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều 25. Khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều 26. Chuyển việc giải quyết phá sản cho Toà án khác; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
- Điều 27. Tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thực hiện nghĩa vụ về tài sản
- Điều 28. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
- Điều 29. Thông báo quyết định mở thủ tục phá sản
- Điều 30. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
- Điều 31. Các hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm hoặc bị hạn chế
- Điều 32. Khiếu nại quyết định không mở thủ tục phá sản
- Điều 33. Xác định nghĩa vụ về tài sản
- Điều 34. Xử lý các khoản nợ chưa đến hạn
- Điều 35. Xử lý các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố
- Điều 36. Hoàn trả lại tài sản cho Nhà nước
- Điều 37. Thứ tự phân chia tài sản
- Điều 38. Xác định giá trị của nghĩa vụ không phải là tiền
- Điều 39. Nghĩa vụ về tài sản trong trường hợp nghĩa vụ liên đới hoặc bảo lãnh
- Điều 40. Trả lại tài sản thuê hoặc mượn khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý
- Điều 41. Cấm đòi lại tài sản
- Điều 42. Nhận lại hàng hoá đã bán
- Điều 43. Các giao dịch bị coi là vô hiệu
- Điều 44. Quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu
- Điều 45. Đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực
- Điều 46. Văn bản yêu cầu đình chỉ thực hiện hợp đồng
- Điều 47. Thanh toán, bồi thường thiệt hại khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện
- Điều 48. Bù trừ nghĩa vụ
- Điều 49. Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
- Điều 50. Kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
- Điều 51. Gửi giấy đòi nợ
- Điều 52. Lập danh sách chủ nợ
- Điều 53. Lập danh sách người mắc nợ
- Điều 54. Đăng ký giao dịch bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
- Điều 55. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 56. Khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 57. Đình chỉ thi hành án dân sự hoặc giải quyết vụ án
- Điều 58. Giải quyết vụ án bị đình chỉ trong thủ tục phá sản
- Điều 59. Nghĩa vụ của ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản
- Điều 60. Nghĩa vụ của nhân viên và người lao động
- Điều 61. Triệu tập Hội nghị chủ nợ
- Điều 62. Quyền tham gia Hội nghị chủ nợ
- Điều 63. Nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ
- Điều 64. Nội dung Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất
- Điều 65. Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ
- Điều 66. Hoãn Hội nghị chủ nợ
- Điều 67. Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia Hội nghị chủ nợ vắng mặt
- Điều 68. Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
- Điều 69. Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Điều 70. Xem xét phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trước khi đưa ra Hội nghị chủ nợ
- Điều 71. Xem xét, thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Điều 72. Công nhận Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Điều 73. Giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Điều 74. Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Điều 75. Sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Điều 76. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
- Điều 77. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
- Điều 78. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong trường hợp đặc biệt
- Điều 79. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi Hội nghị chủ nợ không thành
- Điều 80. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất
- Điều 81. Nội dung quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
- Điều 82. Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình thanh lý tài sản
- Điều 83. Khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
- Điều 84. Giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
- Điều 85. Đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản
- Điều 86. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
- Điều 87. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản trong trường hợp đặc biệt
- Điều 88. Nội dung của quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
- Điều 89. Thông báo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
- Điều 90. Nghĩa vụ về tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
- Điều 91. Khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
- Điều 92. Giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản