Điều 50 Luật người khuyết tật 2010
Điều 50. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch về công tác người khuyết tật;
b) Chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về người khuyết tật; chương trình, đề án, kế hoạch về công tác người khuyết tật;
c) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành thủ tục, hồ sơ, thời gian và quy trình giải quyết chế độ trợ cấp xã hội, chế độ mai táng phí; quy trình, thủ tục, hồ sơ tiếp nhận và điều kiện dừng nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật trong cơ sở chăm sóc người khuyết tật;
d) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành quy định về chế độ, chính sách đối với người làm công tác người khuyết tật; cán bộ, công chức, nhân viên chăm sóc, nhân viên phục hồi chức năng, cán bộ chuyên trách của tổ chức người khuyết tật;
đ) Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, nhân viên chăm sóc người khuyết tật trong cơ sở chăm sóc người khuyết tật;
e) Đào tạo nghiệp vụ cán bộ, công chức, nhân viên làm công tác người khuyết tật và nhân viên chăm sóc người khuyết tật tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc người khuyết tật;
g) Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức về người khuyết tật và công tác người khuyết tật;
h) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật;
i) Thực hiện hợp tác quốc tế về người khuyết tật;
k) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trợ giúp người khuyết tật;
l) Thực hiện khảo sát, thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu và thông tin, định kỳ công bố báo cáo về người khuyết tật;
m) Quy hoạch và quản lý hệ thống cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng và cơ sở chăm sóc người khuyết tật thuộc thẩm quyền.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật;
b) Chủ trì và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết hoạt động phục hồi chức năng người khuyết tật; đào tạo về phục hồi chức năng; thực hiện chương trình phòng ngừa khuyết tật; hướng dẫn thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đối với người khuyết tật.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đối với người khuyết tật;
b) Quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật;
c) Thực hiện quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
d) Đào tạo giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục, biên soạn chương trình, tài liệu, giáo trình và sách giáo khoa áp dụng cho người học là người khuyết tật; chỉ đạo nghiên cứu, sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học phù hợp với từng dạng tật và mức độ khuyết tật;
đ) Chủ trì và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế thực hiện chương trình giáo dục đặc biệt đối với trẻ em khuyết tật.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch đối với người khuyết tật; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người khuyết tật.
5. Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng nhà ở chung cư, trụ sở làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
6. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, các công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp cận thông tin đối với người khuyết tật; chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan thông tin đại chúng thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật.
8. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định khuyến khích nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng sản phẩm hỗ trợ người khuyết tật sử dụng.
9. Bộ Tài chính bố trí ngân sách thực hiện các chính sách, chương trình, đề án, dự án trợ giúp người khuyết tật; bố trí ngân sách điều tra, khảo sát và thống kê người khuyết tật theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, phê duyệt các dự án nhà nước đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng người khuyết tật; chủ trì và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội điều tra, khảo sát và thống kê người khuyết tật.
11. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật; lồng ghép công tác người khuyết tật vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bảo đảm điều kiện để người khuyết tật thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ người khuyết tật.
Luật người khuyết tật 2010
- Số hiệu: 51/2010/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 17/06/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 570 đến số 571
- Ngày hiệu lực: 01/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Dạng tật và mức độ khuyết tật
- Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về người khuyết tật
- Điều 6. Xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật
- Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân
- Điều 8. Trách nhiệm của gia đình
- Điều 9. Tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật
- Điều 10. Quỹ trợ giúp người khuyết tật
- Điều 11. Ngày người khuyết tật Việt Nam
- Điều 12. Hợp tác quốc tế về người khuyết tật
- Điều 13. Thông tin, truyền thông, giáo dục
- Điều 14. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 15. Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật
- Điều 16. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật
- Điều 17. Phương pháp xác định mức độ khuyết tật
- Điều 18. Thủ tục xác định mức độ khuyết tật
- Điều 19. Giấy xác nhận khuyết tật
- Điều 20. Xác định lại mức độ khuyết tật
- Điều 21. Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú
- Điều 22. Khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 23. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 24. Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng
- Điều 25. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
- Điều 26. Nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho người khuyết tật
- Điều 27. Giáo dục đối với người khuyết tật
- Điều 28. Phương thức giáo dục người khuyết tật
- Điều 29. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên hỗ trợ giáo dục
- Điều 30. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục
- Điều 31. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
- Điều 32. Dạy nghề đối với người khuyết tật
- Điều 33. Việc làm đối với người khuyết tật
- Điều 34. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật
- Điều 35. Chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc
- Điều 36. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch đối với người khuyết tật
- Điều 37. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật
- Điều 38. Trách nhiệm của cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch
- Điều 39. Nhà chung cư và công trình công cộng
- Điều 40. Lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng
- Điều 41. Tham gia giao thông của người khuyết tật
- Điều 42. Phương tiện giao thông công cộng
- Điều 43. Công nghệ thông tin và truyền thông
- Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
- Điều 45. Nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội
- Điều 46. Chế độ mai táng phí
- Điều 47. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật
- Điều 48. Trách nhiệm của cơ sở chăm sóc người khuyết tật