Điều 90 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022
1. Hoạt động thuê ngoài là việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thỏa thuận giao kết hợp đồng thuê ngoài với tổ chức, cá nhân khác để thực hiện một phần quy trình, hoạt động, trừ các hoạt động sau đây:
a) Kiểm soát nội bộ;
b) Kiểm toán nội bộ;
c) Quản trị rủi ro;
d) Tư vấn, giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp thực hiện thuê ngoài đối với một phần quy trình, hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam vẫn phải chịu trách nhiệm cuối cùng và duy nhất đối với bên mua bảo hiểm và có các nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng quy chế quản lý hoạt động thuê ngoài, trong đó có các quy định về phạm vi các hoạt động có thể thuê ngoài, khung đánh giá rủi ro liên quan, tiêu chí phê duyệt các hợp đồng thuê ngoài và điều kiện đối với bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật. Quy chế quản lý hoạt động thuê ngoài phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm hoặc cấp có thẩm quyền của của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phê duyệt;
b) Thiết lập quy trình thuê ngoài, quy trình quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thuê ngoài và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý kịp thời rủi ro phát sinh từ việc thuê ngoài, đặc biệt là rủi ro liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;
c) Tạm dừng thực hiện, điều chỉnh hoặc chấm dứt hoạt động thuê ngoài trong trường hợp phát hiện hoạt động thuê ngoài có ảnh hưởng bất lợi đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;
d) Có phương án dự phòng bảo đảm hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn trong trường hợp bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài không thể thực hiện hoặc không thực hiện đúng trách nhiệm đối với hoạt động thuê ngoài theo quy định tại hợp đồng thuê ngoài;
đ) Thường xuyên kiểm tra, giám sát bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài trong quá trình thực hiện thỏa thuận thuê ngoài nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ thực hiện theo quy định tại hợp đồng thuê ngoài. Bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài phải bảo đảm tự thực hiện tối thiểu 75% giá trị công việc nhận thuê ngoài; trường hợp thuê nhà thầu phụ thực hiện một phần công việc thì phải được sự đồng ý trước bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và phải bảo đảm không làm thay đổi các trách nhiệm, nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài;
e) Bảo mật dữ liệu và thông tin của khách hàng theo quy định của pháp luật;
g) Theo dõi, hạch toán tách biệt đối với hoạt động thuê ngoài.
3. Hợp đồng thuê ngoài phải được lập thành văn bản và bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phạm vi, nội dung của hoạt động thuê ngoài;
b) Thời gian, địa điểm thực hiện hoạt động thuê ngoài;
c) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài;
d) Tiêu chuẩn, yêu cầu về chất lượng kết quả thực hiện hoạt động thuê ngoài;
đ) Cơ chế, trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo của bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam trong quá trình thực hiện hoạt động thuê ngoài;
e) Phương án dự phòng, khắc phục thiệt hại, bồi thường của bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài trong trường hợp bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài không thể thực hiện hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận trong hợp đồng thuê ngoài;
g) Cơ chế giám sát, kiểm soát và kiểm toán việc thực hiện hoạt động thuê ngoài của bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài; yêu cầu bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài theo dõi, hạch toán tách biệt giữa hoạt động nhận thuê ngoài từ lĩnh vực bảo hiểm với các hoạt động khác, giữa các hoạt động nhận thuê ngoài từ các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khác nhau;
h) Quy định về việc hạn chế ký hợp đồng thầu phụ;
i) Cơ chế bảo mật dữ liệu và thông tin khách hàng;
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022
- Số hiệu: 08/2022/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 16/06/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 575 đến số 576
- Ngày hiệu lực: 01/01/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm, luật khác có liên quan và tập quán quốc tế
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Chính sách phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm
- Điều 6. Nguyên tắc cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm
- Điều 7. Các loại hình bảo hiểm
- Điều 8. Bảo hiểm bắt buộc
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
- Điều 11. Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm
- Điều 12. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
- Điều 13. Yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
- Điều 14. Cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng
- Điều 15. Hợp đồng bảo hiểm
- Điều 16. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm
- Điều 17. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
- Điều 18. Hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm
- Điều 19. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
- Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
- Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
- Điều 22. Trách nhiệm và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin
- Điều 23. Thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm
- Điều 24. Giải thích hợp đồng bảo hiểm
- Điều 25. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
- Điều 26. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm
- Điều 27. Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm
- Điều 28. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
- Điều 29. Trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm
- Điều 30. Thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm
- Điều 31. Thời hạn bồi thường, trả tiền bảo hiểm
- Điều 32. Phương thức giải quyết tranh chấp
- Điều 33. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
- Điều 34. Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
- Điều 35. Thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm
- Điều 36. Bảo hiểm tạm thời trong bảo hiểm nhân thọ
- Điều 37. Đóng phí bảo hiểm nhân thọ
- Điều 38. Không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn
- Điều 39. Giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của người khác
- Điều 40. Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
- Điều 41. Chỉ định, thay đổi người thụ hưởng
- Điều 42. Hợp đồng bảo hiểm nhóm
- Điều 43. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại
- Điều 44. Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại
- Điều 45. Số tiền bảo hiểm
- Điều 46. Thông báo khi sự kiện bảo hiểm xảy ra
- Điều 47. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị
- Điều 48. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị
- Điều 49. Hợp đồng bảo hiểm trùng
- Điều 50. Tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản
- Điều 51. Căn cứ bồi thường
- Điều 52. Hình thức bồi thường
- Điều 53. Giám định tổn thất
- Điều 54. Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn
- Điều 55. Các quy định về an toàn
- Điều 56. Không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm
- Điều 57. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
- Điều 58. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
- Điều 59. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm
- Điều 60. Quyền đại diện cho người được bảo hiểm
- Điều 61. Phương thức bồi thường
- Điều 62. Các hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
- Điều 63. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 64. Điều kiện chung cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
- Điều 65. Điều kiện của thành viên góp vốn thành lập của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
- Điều 66. Điều kiện về cơ cấu cổ đông góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dưới hình thức công ty cổ phần
- Điều 67. Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 68. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
- Điều 69. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 70. Thời hạn cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 71. Thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, đình chỉ nội dung hoạt động
- Điều 72. Công bố nội dung giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 73. Điều kiện trước khi chính thức hoạt động
- Điều 74. Những thay đổi phải được chấp thuận hoặc phải thông báo
- Điều 75. Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 76. Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 77. Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt, thu hồi giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 78. Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 79. Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
- Điều 80. Người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 81. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 82. Nguyên tắc đảm nhiệm chức vụ
- Điều 83. Đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Chuyên gia tính toán
- Điều 87. Xây dựng, thiết kế, phát triển và cung cấp sản phẩm bảo hiểm
- Điều 88. Sản phẩm bảo hiểm có sự hỗ trợ của Nhà nước
- Điều 89. Tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, quỹ rủi ro bảo hiểm
- Điều 90. Hoạt động thuê ngoài
- Điều 91. Các trường hợp chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm
- Điều 92. Điều kiện chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm
- Điều 93. Thủ tục chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm
- Điều 94. Vốn
- Điều 95. Tỷ lệ an toàn vốn
- Điều 96. Ký quỹ
- Điều 97. Dự phòng nghiệp vụ
- Điều 98. Quỹ dự trữ
- Điều 99. Quy định chung về đầu tư
- Điều 100. Đầu tư ra nước ngoài
- Điều 101. Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm, phân chia thặng dư
- Điều 102. Chế độ tài chính
- Điều 103. Năm tài chính
- Điều 104. Chế độ kế toán
- Điều 105. Kiểm toán độc lập
- Điều 106. Báo cáo và cung cấp thông tin
- Điều 107. Chuyển lợi nhuận, tài sản ra nước ngoài
- Điều 108. Quản trị tài chính
- Điều 109. An toàn tài chính
- Điều 110. Khả năng thanh toán
- Điều 111. Biện pháp cải thiện
- Điều 112. Biện pháp can thiệp sớm
- Điều 113. Biện pháp kiểm soát
- Điều 114. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp bị áp dụng biện pháp cải thiện, can thiệp sớm, kiểm soát
- Điều 115. Giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chấm dứt hoạt động chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 116. Phá sản doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
- Điều 117. Trách nhiệm công khai thông tin
- Điều 118. Thông tin công khai định kỳ
- Điều 119. Thông tin công khai thường xuyên
- Điều 120. Thông tin công khai bất thường
- Điều 121. Trách nhiệm trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm
- Điều 122. Đề phòng, hạn chế tổn thất
- Điều 123. Phòng, chống gian lận bảo hiểm
- Điều 124. Đại lý bảo hiểm
- Điều 125. Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm
- Điều 126. Nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm
- Điều 127. Nguyên tắc hoạt động của đại lý bảo hiểm
- Điều 128. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô trong hoạt động đại lý bảo hiểm
- Điều 129. Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm
- Điều 130. Chứng chỉ đại lý bảo hiểm
- Điều 131. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 132. Nguyên tắc hoạt động môi giới bảo hiểm
- Điều 133. Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 134. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 135. Tổ chức và hoạt động
- Điều 136. Những thay đổi phải được chấp thuận hoặc phải thông báo
- Điều 137. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 138. Nhân sự, vốn, tài chính, chế độ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 139. Chứng chỉ môi giới bảo hiểm
- Điều 140. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
- Điều 141. Nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
- Điều 142. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
- Điều 143. Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
- Điều 144. Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô
- Điều 145. Xây dựng, thiết kế, phát triển sản phẩm bảo hiểm vi mô
- Điều 146. Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô
- Điều 147. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bảo hiểm vi mô
- Điều 148. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
- Điều 149. Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
- Điều 150. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
- Điều 151. Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm
- Điều 152. Cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm
- Điều 153. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của Bộ Tài chính trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh bảo hiểm
- Điều 154. Thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm