Điều 9 Luật Kiểm toán Nhà nước 2005
Điều 9. Giá trị của báo cáo kiểm toán
1. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
2. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là một trong những căn cứ để:
a) Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định dự án và công trình quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước và sử dụng trong hoạt động giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước, dự án và công trình quan trọng quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác ;
b) Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của mình;
c) Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán, phân bổ và giám sát ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
d) Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra sử dụng trong quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính;
đ) Đơn vị được kiểm toán phải thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền sử dụng kết luận kiểm toán quyết định việc chấp nhận kết luận kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Kết luận kiểm toán đã được cơ quan, người có thẩm quyền chấp nhận có giá trị bắt buộc thực hiện.
Luật Kiểm toán Nhà nước 2005
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Mục đích kiểm toán
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính
- Điều 7. Nguyên tắc hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 8. Chuẩn mực kiểm toán nhà nước
- Điều 9. Giá trị của báo cáo kiểm toán
- Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước
- Điều 11. áp dụng điều ước quốc tế
- Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 13. Địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 14. Chức năng của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 15. Nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 16. Quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 17. Tổng Kiểm toán Nhà nước
- Điều 18. Trách nhiệm của Tổng Kiểm toán Nhà nước
- Điều 19. Quyền hạn của Tổng Kiểm toán Nhà nước
- Điều 20. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước
- Điều 21. Hệ thống tổ chức của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 22. Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành
- Điều 23. Kiểm toán Nhà nước khu vực
- Điều 24. Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng
- Điều 25. Thành lập và giải thể Hội đồng kiểm toán nhà nước
- Điều 26. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kiểm toán nhà nước
- Điều 27. Chức danh Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 28. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 29. Tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 30. Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 31. Trường hợp Kiểm toán viên nhà nước không được thực hiện kiểm toán
- Điều 32. Cộng tác viên kiểm toán
- Điều 33. Căn cứ để ra quyết định kiểm toán
- Điều 34. Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước
- Điều 35. Quyết định kiểm toán
- Điều 36. Loại hình kiểm toán
- Điều 37. Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính
- Điều 38. Nội dung kiểm toán tuân thủ
- Điều 39. Nội dung kiểm toán hoạt động
- Điều 40. Quyết định nội dung kiểm toán
- Điều 43. Thành lập và giải thể Đoàn kiểm toán
- Điều 44. Thành phần Đoàn kiểm toán
- Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán
- Điều 46. Phó trưởng Đoàn kiểm toán
- Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ kiểm toán
- Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 49. Nhiệm vụ và trách nhiệm của các thành viên khác của Đoàn kiểm toán
- Điều 50. Các bước của quy trình kiểm toán
- Điều 51. Chuẩn bị kiểm toán
- Điều 52. Thực hiện kiểm toán
- Điều 53. Lập và gửi báo cáo kiểm toán
- Điều 54. Lập và gửi báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán
- Điều 55. Lập và gửi báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước và báo cáo kiểm toán năm của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 56. Lập và gửi báo cáo kiểm toán đột xuất
- Điều 57. Kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán
- Điều 58. Công khai báo cáo kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
- Điều 59. Công khai báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán
- Điều 60. Hồ sơ kiểm toán
- Điều 61. Bảo quản và khai thác hồ sơ kiểm toán
- Điều 62. Tiêu huỷ hồ sơ kiểm toán
- Điều 63. Các đơn vị được kiểm toán
- Điều 64. Quyền của đơn vị được kiểm toán
- Điều 65. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán
- Điều 66. Trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách
- Điều 67. Kinh phí hoạt động của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 68. Biên chế của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 69. Đầu tư hiện đại hoá hoạt động kiểm toán nhà nước
- Điều 70. Chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 71. Thẻ Kiểm toán viên nhà nước