Mục 1 Chương 2 Luật Kiểm toán Nhà nước 2005
MỤC 1: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Điều 13. Địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Điều 14. Chức năng của Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
Điều 15. Nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước
1. Quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm và báo cáo với Quốc hội, Chính phủ trước khi thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Xem xét, quyết định việc kiểm toán khi Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có yêu cầu.
4. Trình ý kiến của Kiểm toán Nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định dự án, công trình quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
5. Tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước.
6. Tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội khi có yêu cầu trong hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính.
7. Tham gia với các cơ quan của Chính phủ, của Quốc hội khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh.
8. Báo cáo kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo kiểm toán cho Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân nơi kiểm toán và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán theo quy định tại
10. Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.
11. Quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
13. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán Nhà nước.
14. Tổ chức thi và cấp chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
15. Chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ; sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ của cơ quan, tổ chức được quy định tại
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước
1. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; đề nghị cơ quan hữu quan phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao; đề nghị cơ quan nhà nước, đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội và công dân giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ.
2. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị.
3. Kiểm tra đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện kết luận và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
4. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán đối với các trường hợp sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; đề nghị xử lý theo pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
5. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán.
6. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước.
7. Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết.
8. Được uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu và kết luận kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
9. Kiến nghị Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật cho phù hợp.
Luật Kiểm toán Nhà nước 2005
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Mục đích kiểm toán
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính
- Điều 7. Nguyên tắc hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 8. Chuẩn mực kiểm toán nhà nước
- Điều 9. Giá trị của báo cáo kiểm toán
- Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước
- Điều 11. áp dụng điều ước quốc tế
- Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 13. Địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 14. Chức năng của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 15. Nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 16. Quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 17. Tổng Kiểm toán Nhà nước
- Điều 18. Trách nhiệm của Tổng Kiểm toán Nhà nước
- Điều 19. Quyền hạn của Tổng Kiểm toán Nhà nước
- Điều 20. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước
- Điều 21. Hệ thống tổ chức của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 22. Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành
- Điều 23. Kiểm toán Nhà nước khu vực
- Điều 24. Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng
- Điều 25. Thành lập và giải thể Hội đồng kiểm toán nhà nước
- Điều 26. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kiểm toán nhà nước
- Điều 27. Chức danh Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 28. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 29. Tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 30. Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 31. Trường hợp Kiểm toán viên nhà nước không được thực hiện kiểm toán
- Điều 32. Cộng tác viên kiểm toán
- Điều 33. Căn cứ để ra quyết định kiểm toán
- Điều 34. Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước
- Điều 35. Quyết định kiểm toán
- Điều 36. Loại hình kiểm toán
- Điều 37. Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính
- Điều 38. Nội dung kiểm toán tuân thủ
- Điều 39. Nội dung kiểm toán hoạt động
- Điều 40. Quyết định nội dung kiểm toán
- Điều 43. Thành lập và giải thể Đoàn kiểm toán
- Điều 44. Thành phần Đoàn kiểm toán
- Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán
- Điều 46. Phó trưởng Đoàn kiểm toán
- Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ kiểm toán
- Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 49. Nhiệm vụ và trách nhiệm của các thành viên khác của Đoàn kiểm toán
- Điều 50. Các bước của quy trình kiểm toán
- Điều 51. Chuẩn bị kiểm toán
- Điều 52. Thực hiện kiểm toán
- Điều 53. Lập và gửi báo cáo kiểm toán
- Điều 54. Lập và gửi báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán
- Điều 55. Lập và gửi báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước và báo cáo kiểm toán năm của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 56. Lập và gửi báo cáo kiểm toán đột xuất
- Điều 57. Kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán
- Điều 58. Công khai báo cáo kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
- Điều 59. Công khai báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán
- Điều 60. Hồ sơ kiểm toán
- Điều 61. Bảo quản và khai thác hồ sơ kiểm toán
- Điều 62. Tiêu huỷ hồ sơ kiểm toán
- Điều 63. Các đơn vị được kiểm toán
- Điều 64. Quyền của đơn vị được kiểm toán
- Điều 65. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán
- Điều 66. Trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách
- Điều 67. Kinh phí hoạt động của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 68. Biên chế của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 69. Đầu tư hiện đại hoá hoạt động kiểm toán nhà nước
- Điều 70. Chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 71. Thẻ Kiểm toán viên nhà nước