Mục 2 Chương 2 Luật Kiểm toán Nhà nước 2005
MỤC 2: TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC, PHÓ TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Điều 17. Tổng Kiểm toán Nhà nước
1. Tổng Kiểm toán Nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước, chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trước pháp luật, trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ.
2. Tổng Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội sau khi trao đổi thống nhất với Thủ tướng Chính phủ; tiêu chuẩn Tổng Kiểm toán Nhà nước do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
3. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước là bảy năm, có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ.
4. Lương và các chế độ khác của Tổng Kiểm toán Nhà nước như lương và các chế độ khác của Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở chính sách, chế độ tiền lương của Nhà nước.
Điều 18. Trách nhiệm của Tổng Kiểm toán Nhà nước
1. Lãnh đạo và chỉ đạo Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
2. Trình bày báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước trước Quốc hội; trình bày báo cáo kiểm toán năm của Kiểm toán Nhà nước trước Quốc hội khi Quốc hội yêu cầu.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
4. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động kiểm toán nhà nước; chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Kiểm toán Nhà nước.
5. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
6. Trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế và việc thành lập, sáp nhập, giải thể đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
7. Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tính độc lập trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
8. Xem xét, giải quyết kiến nghị về báo cáo kiểm toán.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Quyền hạn của Tổng Kiểm toán Nhà nước
1. Ra quyết định kiểm toán.
2. Tham dự phiên họp toàn thể của Quốc hội, các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ về vấn đề có liên quan.
3. Kiến nghị bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của đơn vị được kiểm toán xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán Nhà nước; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Trong trường hợp kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước không được giải quyết hoặc giải quyết không đầy đủ thì Tổng Kiểm toán Nhà nước kiến nghị người có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định việc kiểm toán theo đề nghị của các đơn vị được quy định tại
5. Quyết định việc niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan theo đề nghị của Trưởng Đoàn kiểm toán.
Điều 20. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước
1. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước là người giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước, được Tổng Kiểm toán Nhà nước phân công chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Kiểm toán Nhà nước vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước được Tổng Kiểm toán Nhà nước uỷ nhiệm lãnh đạo công tác của Kiểm toán Nhà nước.
2. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Nhiệm kỳ của Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước là bảy năm.
4. Lương và các chế độ khác của Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước như lương và các chế độ khác của Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở chính sách, chế độ tiền lương của Nhà nước.
Luật Kiểm toán Nhà nước 2005
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Mục đích kiểm toán
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính
- Điều 7. Nguyên tắc hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 8. Chuẩn mực kiểm toán nhà nước
- Điều 9. Giá trị của báo cáo kiểm toán
- Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước
- Điều 11. áp dụng điều ước quốc tế
- Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 13. Địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 14. Chức năng của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 15. Nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 16. Quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 17. Tổng Kiểm toán Nhà nước
- Điều 18. Trách nhiệm của Tổng Kiểm toán Nhà nước
- Điều 19. Quyền hạn của Tổng Kiểm toán Nhà nước
- Điều 20. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước
- Điều 21. Hệ thống tổ chức của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 22. Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành
- Điều 23. Kiểm toán Nhà nước khu vực
- Điều 24. Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng
- Điều 25. Thành lập và giải thể Hội đồng kiểm toán nhà nước
- Điều 26. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kiểm toán nhà nước
- Điều 27. Chức danh Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 28. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 29. Tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 30. Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 31. Trường hợp Kiểm toán viên nhà nước không được thực hiện kiểm toán
- Điều 32. Cộng tác viên kiểm toán
- Điều 33. Căn cứ để ra quyết định kiểm toán
- Điều 34. Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước
- Điều 35. Quyết định kiểm toán
- Điều 36. Loại hình kiểm toán
- Điều 37. Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính
- Điều 38. Nội dung kiểm toán tuân thủ
- Điều 39. Nội dung kiểm toán hoạt động
- Điều 40. Quyết định nội dung kiểm toán
- Điều 43. Thành lập và giải thể Đoàn kiểm toán
- Điều 44. Thành phần Đoàn kiểm toán
- Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán
- Điều 46. Phó trưởng Đoàn kiểm toán
- Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ kiểm toán
- Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 49. Nhiệm vụ và trách nhiệm của các thành viên khác của Đoàn kiểm toán
- Điều 50. Các bước của quy trình kiểm toán
- Điều 51. Chuẩn bị kiểm toán
- Điều 52. Thực hiện kiểm toán
- Điều 53. Lập và gửi báo cáo kiểm toán
- Điều 54. Lập và gửi báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán
- Điều 55. Lập và gửi báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước và báo cáo kiểm toán năm của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 56. Lập và gửi báo cáo kiểm toán đột xuất
- Điều 57. Kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán
- Điều 58. Công khai báo cáo kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
- Điều 59. Công khai báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán
- Điều 60. Hồ sơ kiểm toán
- Điều 61. Bảo quản và khai thác hồ sơ kiểm toán
- Điều 62. Tiêu huỷ hồ sơ kiểm toán
- Điều 63. Các đơn vị được kiểm toán
- Điều 64. Quyền của đơn vị được kiểm toán
- Điều 65. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán
- Điều 66. Trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách
- Điều 67. Kinh phí hoạt động của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 68. Biên chế của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 69. Đầu tư hiện đại hoá hoạt động kiểm toán nhà nước
- Điều 70. Chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước
- Điều 71. Thẻ Kiểm toán viên nhà nước