Điều 7 Luật Khuyến khích đầu tư trong nước 1994
Nhà nước thực hiện các biện pháp sau đây nhằm hỗ trợ các hoạt động đầu tư trong nước:
1- Giao đất hoặc cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
2- Xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp để cho thuê làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh;
3- Lập và khuyến khích các quỹ hỗ trợ đầu tư để cho vay đầu tư trung hạn và dài hạn. Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của các quỹ hỗ trợ đầu tư;
4- Góp vốn thông qua các quỹ hỗ trợ đầu tư, ngân hàng thương mại, công ty tài chính vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế trên cơ sở cùng có lợi;
5- Quy định việc bảo lãnh tín dụng đầu tư của các ngân hàng, tổ chức tín dụng và công ty tài chính;
6- Hỗ trợ việc tổ chức thực hiện các chương trình, dịch vụ khuyến khích đầu tư, gồm:
a) Tư vấn quản lý và kinh doanh;
b) Tư vấn pháp lý;
c) Tổ chức dạy nghề và đào tạo cán bộ kỹ thuật;
d) Đào tạo và nâng cao kiến thức quản lý;
đ) Cung cấp thông tin kinh tế;
7- Phổ biến và chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư được sử dụng với mức phí ưu đãi các công nghệ mới tạo ra bởi vốn ngân sách Nhà nước.
Luật Khuyến khích đầu tư trong nước 1994
- Điều 1. Nhà nước bảo hộ và khuyến khích tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Điều 2. Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Điều 3. Vốn đầu tư là tiền Việt Nam; ngoại tệ chuyển đổi được; vàng, bạc, đá quý; chứng khoán chuyển nhượng được; nhà xưởng, công trình xây dựng, thiết bị, máy móc, các phương tiện sản xuất khác hoặc giá trị quyền sử dụng đất, quyền sử hữu công nghiệp được sử dụng để đầu tư tại Việt Nam.
- Điều 4. Đầu tư được áp dụng theo Luật này bao gồm:
- Điều 5. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, lợi nhuận, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của chủ đầu tư.
- Điều 6. Tài sản, vốn đầu tư và lợi nhuận hợp pháp của chủ đầu tư không bị quốc hữu hoá.
- Điều 7. Nhà nước thực hiện các biện pháp sau đây nhằm hỗ trợ các hoạt động đầu tư trong nước:
- Điều 8. Chủ đầu tư được thuê chuyên gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc cho dự án đầu tư trong nước. Trình tự và thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh được áp dụng như quy định về xuất cảnh, nhập cảnh đối với người nước ngoài làm việc trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Điều 9. Các dự án đầu tư sau đây được ưu đãi:
- Điều 10. Ngoài chế độ ưu đãi được quy định trong các luật, pháp lệnh về thuế hiện hành, các dự án đầu tư quy định tại Điều 9 của Luật này được hưởng thêm các ưu đãi về thuế như sau:
- Điều 11. Chủ đầu tư thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới theo quy định tại Điều 9 của Luật này bảo đảm có hiệu quả, thì được ưu tiên xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn từ các quỹ hỗ trợ đầu tư; riêng thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới bảo đảm có hiệu quả tại vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và các vùng khó khăn khác được ưu tiên xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi từ các quỹ hỗ trợ đầu tư.
- Điều 12. Theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư có quyền:
- Điều 13. Chủ đầu tư có nghĩa vụ:
- Điều 14. Trong trường hợp có sự thay đổi chủ đầu tư trong thời hạn được hưởng ưu đãi mà chủ đầu tư mới vẫn tiếp tục thực hiện dự án đầu tư đó, thì chủ đầu tư mới đương nhiên được hưởng các ưu đãi trong thời hạn còn lại và có trách nhiệm thực hiện đúng các nghĩa vụ để được hưởng ưu đãi của dự án đầu tư đã đăng ký.
- Điều 15. Trong trường hợp chủ đầu tư không còn đủ điều kiện để tiếp tục hưởng ưu đãi theo quy định của Luật này, thì sẽ bị rút bỏ một phần hoặc toàn bộ các ưu đãi đã được chấp thuận.
- Điều 16. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện đầu tư theo quy định của Luật này được chuyển ra nước ngoài:
- Điều 17. Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo điểm 1 Điều 16 của Luật này, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nộp một khoản thuế bằng 5% (năm phần trăm) số tiền chuyển ra nước ngoài.
- Điều 18. 1- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về đầu tư và khuyến khích đầu tư.
- Điều 19. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Điều 20. Chủ đầu tư có hành vi man trá để hưởng chế độ ưu đãi đầu tư hoặc vi phạm các quy định khác của Luật này, thì phải hoàn trả các khoản ưu đãi đã được hưởng và tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Điều 21. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc đầu tư, cho hưởng ưu đãi đầu tư không đúng với quy định, có hành vi sách nhiễu đối với chủ đầu tư hoặc vi phạm các quy định khác của Luật này, thì phải bồi thường thiệt hại và tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Điều 22. Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1995.
- Điều 23. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc diện ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 9 của Luật này đã thành lập trước khi Luật khuyến khích đầu tư trong nước có hiệu lực, được hưởng chế độ ưu đãi đầu tư cho thời gian còn lại, theo quy định của Luật này.
- Điều 24. Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này.