Mục 2 Chương 8 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
Mục 2. THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 94. Các trường hợp thử nghiệm lâm sàng trong khám bệnh, chữa bệnh
2. Thiết bị y tế trước khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam có mức độ rủi ro trung bình cao hoặc mức độ rủi ro cao theo quy định của Chính phủ.
Điều 95. Điều kiện của người tham gia thử nghiệm lâm sàng trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Người đáp ứng yêu cầu chuyên môn của việc thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trong khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là thử nghiệm lâm sàng) và tự nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng.
2. Trường hợp người tham gia thử nghiệm lâm sàng là người bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên thì phải được sự đồng ý của người đại diện hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật về dân sự.
3. Trường hợp người tham gia thử nghiệm lâm sàng là đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú thì hồ sơ nghiên cứu phải ghi rõ lý do tuyển chọn và biện pháp phù hợp để bảo vệ người tham gia thử nghiệm lâm sàng, thai nhi hoặc trẻ em đang trong thời gian sử dụng sữa của người mẹ tham gia thử nghiệm lâm sàng.
Điều 96. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia thử nghiệm lâm sàng
1. Người tham gia thử nghiệm lâm sàng có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về thử nghiệm lâm sàng và những rủi ro có thể xảy ra trước khi thử nghiệm lâm sàng;
b) Được bồi thường thiệt hại (nếu có) do thử nghiệm lâm sàng gây ra;
c) Được giữ bí mật về thông tin cá nhân có liên quan đến việc thử nghiệm lâm sàng;
d) Không phải chịu trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt việc tham gia thử nghiệm lâm sàng;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng.
2. Người tham gia thử nghiệm lâm sàng có nghĩa vụ tuân thủ hướng dẫn theo hồ sơ thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt.
1. Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng có quyền sau đây:
a) Lựa chọn cơ sở đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất và nhân lực để thử nghiệm lâm sàng;
b) Sở hữu toàn bộ kết quả thử nghiệm lâm sàng.
2. Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng có trách nhiệm sau đây:
a) Bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng theo quy định của pháp luật nếu có rủi ro xảy ra do thử nghiệm lâm sàng;
b) Giao kết hợp đồng bằng văn bản về việc thử nghiệm lâm sàng với cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và tính an toàn của kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế do mình cung cấp.
Điều 98. Quyền và trách nhiệm của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng
1. Cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng có quyền sau đây:
a) Tiến hành hoạt động nhận thử nghiệm lâm sàng theo quy định;
b) Nhập khẩu, mua hóa chất, chất chuẩn, mẫu thuốc, thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động thử nghiệm lâm sàng;
c) Sử dụng kết quả thử nghiệm lâm sàng theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng.
2. Cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng có trách nhiệm sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, tin cậy của kết quả thử nghiệm lâm sàng;
b) Chịu trách nhiệm về sự an toàn của người tham gia thử nghiệm lâm sàng và bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng theo quy định của pháp luật nếu có rủi ro xảy ra do lỗi của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng;
c) Bảo đảm trung thực, khách quan trong thử nghiệm lâm sàng.
Điều 99. Nguyên tắc và thẩm quyền phê duyệt thử nghiệm lâm sàng
1. Thử nghiệm lâm sàng được thực hiện trước khi cho phép áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc đăng ký lưu hành thiết bị y tế, trừ trường hợp được miễn thử nghiệm lâm sàng hoặc được miễn một số giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
2. Việc thử nghiệm lâm sàng chỉ được thực hiện sau khi đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quy định tại khoản 3 Điều này đánh giá về khoa học, đạo đức đối với hồ sơ thử nghiệm lâm sàng và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản.
3. Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là hội đồng độc lập được thành lập để bảo vệ quyền, sự an toàn và sức khỏe của người tham gia thử nghiệm lâm sàng.
4. Việc thử nghiệm lâm sàng, đánh giá về khoa học, đạo đức đối với hồ sơ thử nghiệm lâm sàng và phê duyệt thử nghiệm lâm sàng được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
a) Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền tự quyết của người tham gia thử nghiệm lâm sàng;
b) Bảo đảm lợi ích của nghiên cứu lớn hơn rủi ro có nguy cơ xảy ra trong quá trình thử nghiệm lâm sàng;
c) Bình đẳng về lợi ích và trách nhiệm; bảo đảm nguy cơ rủi ro được phân bố đều cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng;
d) Bảo đảm thực hiện các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và tuân thủ thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Chính phủ quy định cụ thể các nội dung sau đây:
a) Các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng;
b) Trường hợp được miễn thử nghiệm lâm sàng hoặc được miễn một số giai đoạn thử nghiệm lâm sàng;
c) Yêu cầu đối với kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng;
d) Yêu cầu đối với cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng;
đ) Hồ sơ, quy trình, thủ tục cho phép thử nghiệm lâm sàng;
e) Việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.
Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
- Số hiệu: 15/2023/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 09/01/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 489 đến số 490
- Ngày hiệu lực: 01/01/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 5. Quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 6. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 8. Người đại diện của người bệnh
- Điều 9. Quyền được khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 10. Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 11. Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 12. Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 13. Quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh và rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 14. Quyền kiến nghị và bồi thường
- Điều 15. Việc thực hiện quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bệnh là người chưa thành niên và người bệnh không có thân nhân
- Điều 16. Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 17. Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 18. Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 19. Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 20. Các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 21. Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 22. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục
- Điều 23. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 24. Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 25. Hội đồng Y khoa Quốc gia
- Điều 26. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề
- Điều 27. Giấy phép hành nghề
- Điều 28. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề
- Điều 29. Thừa nhận giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp
- Điều 30. Cấp mới giấy phép hành nghề
- Điều 31. Cấp lại giấy phép hành nghề
- Điều 32. Gia hạn giấy phép hành nghề
- Điều 33. Điều chỉnh giấy phép hành nghề
- Điều 34. Đình chỉ hành nghề
- Điều 35. Thu hồi giấy phép hành nghề
- Điều 36. Nguyên tắc đăng ký hành nghề
- Điều 37. Nội dung đăng ký hành nghề
- Điều 38. Trách nhiệm trong đăng ký hành nghề
- Điều 39. Quyền hành nghề
- Điều 40. Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 41. Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn
- Điều 42. Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa
- Điều 43. Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 44. Nghĩa vụ đối với người bệnh
- Điều 45. Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp
- Điều 46. Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp
- Điều 47. Nghĩa vụ đối với xã hội
- Điều 48. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 49. Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 50. Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 51. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 52. Cấp mới giấy phép hoạt động
- Điều 53. Cấp lại giấy phép hoạt động
- Điều 54. Điều chỉnh giấy phép hoạt động
- Điều 55. Đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 56. Thu hồi giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 57. Tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 58. Đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 61. Cấp cứu
- Điều 62. Khám bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc
- Điều 63. Sử dụng thuốc trong điều trị
- Điều 64. Hội chẩn
- Điều 65. Thực hiện phẫu thuật, can thiệp có xâm nhập cơ thể
- Điều 66. Chăm sóc người bệnh
- Điều 67. Dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 68. Phục hồi chức năng
- Điều 69. Hồ sơ bệnh án
- Điều 70. Trực khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 71. Phòng ngừa sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 72. Tiếp nhận và xử lý đối với người bệnh không có thân nhân
- Điều 73. Xử lý trường hợp tử vong
- Điều 74. Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 75. Quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 76. Điều trị ngoại trú
- Điều 77. Điều trị nội trú
- Điều 78. Điều trị ban ngày
- Điều 79. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động
- Điều 80. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa
- Điều 81. Khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình
- Điều 82. Bắt buộc chữa bệnh
- Điều 83. Khám sức khỏe
- Điều 84. Giám định y khoa
- Điều 85. Phát triển khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Điều 86. Phát triển nguồn lực phục vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Điều 87. Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 88. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận
- Điều 89. Ưu đãi đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận
- Điều 90. Chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 91. Ưu đãi đối với hoạt động chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 92. Kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 93. Điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 94. Các trường hợp thử nghiệm lâm sàng trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 95. Điều kiện của người tham gia thử nghiệm lâm sàng trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 96. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia thử nghiệm lâm sàng
- Điều 97. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng
- Điều 98. Quyền và trách nhiệm của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng
- Điều 99. Nguyên tắc và thẩm quyền phê duyệt thử nghiệm lâm sàng
- Điều 100. Xác định người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật
- Điều 101. Hội đồng chuyên môn
- Điều 102. Bồi thường khi xảy ra tai biến y khoa
- Điều 103. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 104. Cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 105. Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề
- Điều 106. Nguồn tài chính cho khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 107. Ngân sách nhà nước chi cho khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 108. Quy định về tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước
- Điều 109. Xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 110. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 111. Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 112. Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 113. Thiết bị y tế
- Điều 114. Bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 115. Huy động, điều động người tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp
- Điều 116. Huy động, điều động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp
- Điều 117. Cơ chế tài chính đối với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp
- Điều 118. Thẩm quyền điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp