Chương 5 Luật Hợp tác xã 2003
TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH CỦA HỢP TÁC XÃ
Điều 31. Vốn góp của xã viên
1. Khi gia nhập hợp tác xã, xã viên phải góp vốn theo quy định tại
Xã viên có thể góp vốn một lần ngay từ đầu hoặc nhiều lần; mức, hình thức và thời hạn góp vốn do Điều lệ hợp tác xã quy định.
Mức vốn góp tối thiểu được điều chỉnh theo quyết định của Đại hội xã viên.
2. Xã viên được trả lại vốn góp trong các trường hợp quy định tại các
Việc trả lại vốn góp của xã viên căn cứ vào thực trạng tài chính của hợp tác xã tại thời điểm trả lại vốn sau khi hợp tác xã đã quyết toán năm và đã giải quyết xong các quyền lợi, nghĩa vụ về kinh tế của xã viên đối với hợp tác xã. Hình thức, thời hạn trả lại vốn góp cho xã viên do Điều lệ hợp tác xã quy định.
1. Hợp tác xã được vay vốn ngân hàng và huy động vốn bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Hợp tác xã được huy động bổ sung vốn góp của xã viên theo quyết định của Đại hội xã viên.
3. Hợp tác xã được nhận và sử dụng vốn, trợ cấp của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước do các bên thoả thuận và theo quy định của pháp luật.
1. Hợp tác xã phải lập quỹ phát triển sản xuất và quỹ dự phòng theo hướng dẫn của Chính phủ; các quỹ khác do Điều lệ hợp tác xã và Đại hội xã viên quy định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hợp tác xã. Tỷ lệ cụ thể trích lập các quỹ do Đại hội xã viên quyết định.
2. Mục đích, phương thức quản lý và sử dụng các quỹ của hợp tác xã do Điều lệ hợp tác xã quy định.
1. Tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã được hình thành từ vốn hoạt động của hợp tác xã.
2. Việc quản lý, sử dụng tài sản của hợp tác xã được thực hiện theo quy định của Điều lệ hợp tác xã và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Trong hợp tác xã có bộ phận tài sản chung, bao gồm các công trình phục vụ sản xuất, công trình phúc lợi văn hoá, xã hội, kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng dân cư được hình thành từ quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi của hợp tác xã, các nguồn vốn do Nhà nước trợ cấp, quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
1. Khi giải thể, hợp tác xã không chia cho xã viên vốn và tài sản chung do Nhà nước trợ cấp mà chuyển giao cho chính quyền địa phương quản lý.
Đối với vốn và tài sản chung của hợp tác xã được hình thành từ các nguồn vốn và công sức của xã viên, quà biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước thì do Đại hội xã viên quyết định.
2. Vốn góp của xã viên bằng giá trị quyền sử dụng đất và đất do Nhà nước giao cho hợp tác xã sử dụng được xử lý theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Sau khi thanh toán hết các khoản nợ và các chi phí cho việc giải thể hợp tác xã, việc xử lý tài sản, vốn, quỹ khác còn lại của hợp tác xã được thực hiện theo quy định tại Điều này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ hợp tác xã.
1. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi của hợp tác xã được phân phối như sau:
a) Trả bù các khoản lỗ của năm trước (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Trích lập quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự phòng và các quỹ khác của hợp tác xã; chia lãi cho xã viên theo vốn góp, công sức đóng góp của xã viên và phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.
2. Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh nhu cầu tích luỹ để phát triển hợp tác xã, Đại hội xã viên quyết định cụ thể tỷ lệ phân phối lãi hàng năm vào các khoản mục quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Luật Hợp tác xã 2003
- Số hiệu: 18/2003/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 26/11/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: 01/07/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Hợp tác xã
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Chính sách của Nhà nước đối với hợp tác xã
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã
- Điều 6. Quyền của hợp tác xã
- Điều 7. Nghĩa vụ của hợp tác xã
- Điều 8. Tên, biểu tượng của hợp tác xã
- Điều 9. Tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội trong hợp tác xã
- Điều 10. Sáng lập viên
- Điều 11. Hội nghị thành lập hợp tác xã
- Điều 12. Điều lệ hợp tác xã
- Điều 13. Hồ sơ đăng ký kinh doanh
- Điều 14. Nơi đăng ký kinh doanh
- Điều 15. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều 16. Chi nhánh, văn phòng đại diện và doanh nghiệp trực thuộc của hợp tác xã
- Điều 17. Điều kiện trở thành xã viên
- Điều 18. Quyền của xã viên
- Điều 19. Nghĩa vụ của xã viên
- Điều 20. Chấm dứt tư cách xã viên
- Điều 21. Đại hội xã viên
- Điều 22. Nội dung của Đại hội xã viên
- Điều 23. Quy định về số lượng đại biểu và biểu quyết trong Đại hội xã viên
- Điều 24. Thông báo triệu tập Đại hội xã viên
- Điều 25. Ban quản trị hợp tác xã
- Điều 26. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Ban quản trị hợp tác xã
- Điều 27. Hợp tác xã thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành
- Điều 28. Hợp tác xã thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành
- Điều 29. Ban kiểm soát
- Điều 30. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát
- Điều 31. Vốn góp của xã viên
- Điều 32. Huy động vốn
- Điều 33. Vốn hoạt động của hợp tác xã
- Điều 34. Quỹ của hợp tác xã
- Điều 35. Tài sản của hợp tác xã
- Điều 36. Xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã khi giải thể
- Điều 37. Phân phối lãi
- Điều 38. Xử lý các khoản lỗ
- Điều 39. Chia, tách hợp tác xã
- Điều 40. Thủ tục chia, tách hợp tác xã
- Điều 41. Hợp nhất, sáp nhập hợp tác xã
- Điều 42. Giải thể hợp tác xã
- Điều 43. Giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với hợp tác xã