Điều 63 Luật Hóa chất 2007
Điều 63. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất của Bộ Công thương
1. Bộ Công thương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất sau đây:
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và trình Chính phủ ban hành Danh mục hóa chất quốc gia; Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; Danh mục hóa chất cấm; Danh mục hóa chất phải khai báo; Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
c) Quản lý hóa chất sử dụng trong công nghiệp, hóa chất là tiền chất sử dụng trong công nghiệp và hóa chất thuộc Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học; quản lý hóa chất sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng; ban hành Danh mục các hóa chất không được sử dụng trong các sản phẩm gia dụng, sản phẩm tiêu dùng, trừ các sản phẩm do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý;
d) Xây dựng Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia;
đ) Thống nhất quản lý hoạt động phân loại, ghi nhãn hóa chất nguy hiểm; đăng ký, khai báo hóa chất; thông tin an toàn hóa chất;
e) Tổng hợp, thống kê tình hình thực hiện an toàn hóa chất trong phạm vi cả nước;
g) Hướng dẫn xây dựng, tổ chức việc thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố hóa chất;
h) Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động hóa chất và an toàn hóa chất;
i) Quy định cụ thể về điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp của các cơ sở hoạt động hóa chất thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương;
k) Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hóa chất;
l) Thanh tra về hoạt động hóa chất; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động hóa chất;
m) Các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động hóa chất được Chính phủ phân công.
2. Chính phủ quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước quản lý về hoạt động hóa chất thuộc Bộ Công thương để giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất.
Luật Hóa chất 2007
- Số hiệu: 06/2007/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 21/11/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 29 đến số 30
- Ngày hiệu lực: 01/07/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động hóa chất
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước về hoạt động hóa chất
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất
- Điều 8. Yêu cầu đối với quy hoạch công nghiệp hóa chất
- Điều 9. Trách nhiệm xây dựng quy hoạch công nghiệp hóa chất
- Điều 10. Yêu cầu đối với dự án sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 11. Trách nhiệm bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 12. Yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 13. Yêu cầu về chuyên môn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 14. Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
- Điều 15. Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
- Điều 16. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 17. Nội dung Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 18. Bổ sung, thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 19. Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm
- Điều 20. Vận chuyển hóa chất nguy hiểm
- Điều 21. Cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 22. Khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm
- Điều 23. Kiểm soát mua, bán hóa chất độc
- Điều 24. Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất
- Điều 25. Xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất
- Điều 26. Quảng cáo hóa chất
- Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác
- Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất các sản phẩm, hàng hóa khác 1. Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác, ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 30 của Luật này, còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất cho mục đích tiêu dùng
- Điều 33. Sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học
- Điều 34. Cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sử dụng
- Điều 35. Xử lý hóa chất bị thải bỏ trong sử dụng
- Điều 36. Phòng ngừa sự cố hóa chất
- Điều 37. Trang thiết bị, lực lượng ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 38. Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 39. Nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 40. Hồ sơ, trình tự thủ tục phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 41. Thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 42. Trách nhiệm phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 43. Khai báo hóa chất
- Điều 44. Đăng ký hóa chất mới
- Điều 45. Tổ chức đánh giá hóa chất mới
- Điều 46. Quản lý hoạt động liên quan đến hóa chất mới
- Điều 47. Cung cấp thông tin về hóa chất độc, hóa chất nguy hiểm
- Điều 48. Thông tin về đặc tính nguy hiểm mới của hóa chất
- Điều 49. Nghĩa vụ cung cấp thông tin
- Điều 50. Bảo mật thông tin
- Điều 51. Sử dụng thông tin bảo mật
- Điều 52. Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm
- Điều 53. Lưu trữ thông tin hóa chất nguy hiểm
- Điều 54. Thời hạn lưu giữ các báo cáo
- Điều 55. Danh mục hóa chất quốc gia và Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia
- Điều 56. Trách nhiệm bảo vệ môi trường và an toàn cho cộng đồng
- Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường và an toàn cho cộng đồng
- Điều 58. Công khai thông tin về an toàn hóa chất
- Điều 59. Trách nhiệm xử lý hóa chất độc tồn dư, hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất độc bị tịch thu
- Điều 60. Trách nhiệm xử lý hóa chất độc tồn dư của chiến tranh
- Điều 61. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động hóa chất
- Điều 62. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất
- Điều 63. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất của Bộ Công thương
- Điều 64. Trách nhiệm quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan trực tiếp đến hoạt động hóa chất
- Điều 65. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 66. Thanh tra về hoạt động hóa chất
- Điều 67. Xử lý vi phạm
- Điều 68. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động hóa chất