Chương 6 Luật Hóa chất 2007
Chương 6:
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
Điều 36. Phòng ngừa sự cố hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn; định kỳ đào tạo, huấn luyện về an toàn hóa chất cho người lao động.
2. Chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất không thuộc Danh mục quy định tại
3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Xác định, khoanh vùng và lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất cao;
b) Các biện pháp, trang thiết bị và lực lượng ứng phó tại chỗ;
c) Phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài để ứng phó sự cố hóa chất.
4. Chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất thuộc Danh mục quy định tại
Điều 37. Trang thiết bị, lực lượng ứng phó sự cố hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm xây dựng năng lực ứng phó tại chỗ, có trang thiết bị phù hợp với quy mô và đặc tính của hóa chất.
2. Lực lượng ứng phó tại chỗ phải được thường xuyên huấn luyện, thực hành các phương án ứng phó sự cố hóa chất.
3. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy, lực lượng khác và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có trách nhiệm tăng cường năng lực, trang thiết bị để ứng phó sự cố hóa chất.
Điều 38. Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Căn cứ vào đặc tính nguy hiểm của hóa chất, quy mô sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, Chính phủ ban hành Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Danh mục quy định tại khoản 1 Điều này trình Chính phủ ban hành.
Điều 39. Nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Thông tin về đặc tính, khối lượng, công nghệ sản xuất, sử dụng hóa chất, đặc điểm điều kiện địa lý, dân cư, môi trường nơi có hoạt động hóa chất.
2. Dự báo các nguy cơ gây ra sự cố và kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ sự cố hóa chất.
3. Dự báo tình huống xảy ra sự cố hóa chất và các giải pháp phòng ngừa.
4. Năng lực ứng phó sự cố hóa chất bao gồm trang thiết bị, nhân lực, kế hoạch phối hợp với các lực lượng tại địa phương, kế hoạch sơ tán người, tài sản.
5. Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 40. Hồ sơ, trình tự thủ tục phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt.
2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất bao gồm:
a) Đơn đề nghị phê duyệt theo mẫu quy định;
3. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
Điều 41. Thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, Bộ Công thương và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tổ chức thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Điều 42. Trách nhiệm phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
2. Khi xảy ra sự cố hóa chất, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất phải áp dụng kịp thời Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và kịp thời thông báo cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy, cơ quan, đơn vị có liên quan, chính quyền địa phương nơi gần nhất để phối hợp ứng phó và khắc phục sự cố.
3. Khi xảy ra sự cố hóa chất nghiêm trọng, trách nhiệm phối hợp ứng phó được quy định như sau:
a) Cơ sở hoạt động hóa chất phải kịp thời thực hiện các biện pháp ứng phó quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra sự cố hóa chất có trách nhiệm kịp thời huy động lực lượng tại chỗ và áp dụng các biện pháp cần thiết khác, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để điều động lực lượng thực hiện các biện pháp ứng cứu, sơ tán người, tài sản và báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hóa chất;
d) Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Công thương có trách nhiệm kịp thời phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy sự cố để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hóa chất;
đ) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chấp hành sự huy động người, tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật;
e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố phải thông báo ngay cho Ủy ban cứu hộ, cứu nạn quốc gia và các cơ quan hữu quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
Luật Hóa chất 2007
- Số hiệu: 06/2007/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 21/11/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 29 đến số 30
- Ngày hiệu lực: 01/07/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động hóa chất
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước về hoạt động hóa chất
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất
- Điều 8. Yêu cầu đối với quy hoạch công nghiệp hóa chất
- Điều 9. Trách nhiệm xây dựng quy hoạch công nghiệp hóa chất
- Điều 10. Yêu cầu đối với dự án sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 11. Trách nhiệm bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 12. Yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 13. Yêu cầu về chuyên môn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 14. Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
- Điều 15. Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
- Điều 16. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 17. Nội dung Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 18. Bổ sung, thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 19. Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm
- Điều 20. Vận chuyển hóa chất nguy hiểm
- Điều 21. Cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 22. Khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm
- Điều 23. Kiểm soát mua, bán hóa chất độc
- Điều 24. Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất
- Điều 25. Xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất
- Điều 26. Quảng cáo hóa chất
- Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác
- Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất các sản phẩm, hàng hóa khác 1. Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác, ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 30 của Luật này, còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất cho mục đích tiêu dùng
- Điều 33. Sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học
- Điều 34. Cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sử dụng
- Điều 35. Xử lý hóa chất bị thải bỏ trong sử dụng
- Điều 36. Phòng ngừa sự cố hóa chất
- Điều 37. Trang thiết bị, lực lượng ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 38. Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 39. Nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 40. Hồ sơ, trình tự thủ tục phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 41. Thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 42. Trách nhiệm phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 43. Khai báo hóa chất
- Điều 44. Đăng ký hóa chất mới
- Điều 45. Tổ chức đánh giá hóa chất mới
- Điều 46. Quản lý hoạt động liên quan đến hóa chất mới
- Điều 47. Cung cấp thông tin về hóa chất độc, hóa chất nguy hiểm
- Điều 48. Thông tin về đặc tính nguy hiểm mới của hóa chất
- Điều 49. Nghĩa vụ cung cấp thông tin
- Điều 50. Bảo mật thông tin
- Điều 51. Sử dụng thông tin bảo mật
- Điều 52. Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm
- Điều 53. Lưu trữ thông tin hóa chất nguy hiểm
- Điều 54. Thời hạn lưu giữ các báo cáo
- Điều 55. Danh mục hóa chất quốc gia và Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia
- Điều 56. Trách nhiệm bảo vệ môi trường và an toàn cho cộng đồng
- Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường và an toàn cho cộng đồng
- Điều 58. Công khai thông tin về an toàn hóa chất
- Điều 59. Trách nhiệm xử lý hóa chất độc tồn dư, hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất độc bị tịch thu
- Điều 60. Trách nhiệm xử lý hóa chất độc tồn dư của chiến tranh
- Điều 61. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động hóa chất
- Điều 62. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất
- Điều 63. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất của Bộ Công thương
- Điều 64. Trách nhiệm quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan trực tiếp đến hoạt động hóa chất
- Điều 65. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 66. Thanh tra về hoạt động hóa chất
- Điều 67. Xử lý vi phạm
- Điều 68. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động hóa chất