Chương 1 Luật Hóa chất 2007
Luật này quy định về hoạt động hóa chất, an toàn trong hoạt động hóa chất, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất, quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Hoạt động hóa chất phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế liên quan đến hóa chất và hoạt động hóa chất mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.
2. Chất là đơn chất, hợp chất kể cả tạp chất sinh ra trong quá trình chế biến, những phụ gia cần thiết để bảo đảm đặc tính lý, hóa ổn định, không bao gồm các dung môi mà khi tách ra thì tính chất của chất đó không thay đổi.
3. Hỗn hợp chất là tập hợp của hai hoặc nhiều chất mà giữa chúng không xảy ra phản ứng hóa học trong điều kiện bình thường.
a) Dễ nổ;
b) Ôxy hóa mạnh;
c) Ăn mòn mạnh;
d) Dễ cháy;
đ) Độc cấp tính;
e) Độc mãn tính;
g) Gây kích ứng với con người;
h) Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư;
i) Gây biến đổi gen;
k) Độc đối với sinh sản;
l) Tích luỹ sinh học;
m) Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ;
n) Độc hại đến môi trường.
5. Hoá chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm quy định từ điểm đ đến điểm n khoản 4 Điều này.
6. Hoá chất mới là hóa chất chưa có trong danh mục hóa chất quốc gia, danh mục hóa chất nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thừa nhận.
7. Hoạt động hóa chất là hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất.
8. Sự cố hóa chất là tình trạng cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho người, tài sản và môi trường.
9. Sự cố hóa chất nghiêm trọng là sự cố hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại lớn, trên diện rộng cho người, tài sản, môi trường và vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của cơ sở hóa chất.
10. Đặc tính nguy hiểm mới là đặc tính nguy hiểm được phát hiện nhưng chưa được ghi trong phiếu an toàn hóa chất.
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động hóa chất
1. Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, hệ sinh thái và môi trường; trật tự, an toàn xã hội.
2. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động hóa chất, đặc biệt đối với hóa chất mới, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh, hóa chất cấm.
3. Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về đặc tính nguy hiểm của hóa chất và các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
Điều 6. Chính sách của Nhà nước về hoạt động hóa chất
1. Xây dựng ngành công nghiệp hóa chất hiện đại, bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; chú trọng phát triển các hóa chất cơ bản, hóa chất thân thiện với môi trường, hóa chất có giá trị kinh tế cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển công nghiệp hóa chất; ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường; giảm dần việc sử dụng hóa chất nguy hiểm, thay thế các hóa chất độc bằng các hóa chất ít độc và không độc trong sản xuất và sử dụng; khuyến khích việc tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải hóa chất.
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư dự án sản xuất hóa chất thuộc lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước khuyến khích được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất
1. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, gửi, cho, tặng hóa chất nguy hiểm trái quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin không đầy đủ, thông tin sai lệch, che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất nguy hiểm.
3. Sử dụng hóa chất không thuộc danh mục được phép sử dụng, hóa chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép để sản xuất và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hóa chất tiêu dùng.
4. Sử dụng hóa chất độc để săn bắt động vật, thực hiện các hành vi xâm hại đến sức khoẻ con người, tài sản và môi trường.
Luật Hóa chất 2007
- Số hiệu: 06/2007/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 21/11/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 29 đến số 30
- Ngày hiệu lực: 01/07/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động hóa chất
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước về hoạt động hóa chất
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất
- Điều 8. Yêu cầu đối với quy hoạch công nghiệp hóa chất
- Điều 9. Trách nhiệm xây dựng quy hoạch công nghiệp hóa chất
- Điều 10. Yêu cầu đối với dự án sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 11. Trách nhiệm bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 12. Yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 13. Yêu cầu về chuyên môn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 14. Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
- Điều 15. Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
- Điều 16. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 17. Nội dung Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 18. Bổ sung, thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép
- Điều 19. Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm
- Điều 20. Vận chuyển hóa chất nguy hiểm
- Điều 21. Cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 22. Khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm
- Điều 23. Kiểm soát mua, bán hóa chất độc
- Điều 24. Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất
- Điều 25. Xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất
- Điều 26. Quảng cáo hóa chất
- Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác
- Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất các sản phẩm, hàng hóa khác 1. Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác, ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 30 của Luật này, còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất cho mục đích tiêu dùng
- Điều 33. Sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học
- Điều 34. Cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sử dụng
- Điều 35. Xử lý hóa chất bị thải bỏ trong sử dụng
- Điều 36. Phòng ngừa sự cố hóa chất
- Điều 37. Trang thiết bị, lực lượng ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 38. Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 39. Nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 40. Hồ sơ, trình tự thủ tục phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 41. Thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 42. Trách nhiệm phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 43. Khai báo hóa chất
- Điều 44. Đăng ký hóa chất mới
- Điều 45. Tổ chức đánh giá hóa chất mới
- Điều 46. Quản lý hoạt động liên quan đến hóa chất mới
- Điều 47. Cung cấp thông tin về hóa chất độc, hóa chất nguy hiểm
- Điều 48. Thông tin về đặc tính nguy hiểm mới của hóa chất
- Điều 49. Nghĩa vụ cung cấp thông tin
- Điều 50. Bảo mật thông tin
- Điều 51. Sử dụng thông tin bảo mật
- Điều 52. Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm
- Điều 53. Lưu trữ thông tin hóa chất nguy hiểm
- Điều 54. Thời hạn lưu giữ các báo cáo
- Điều 55. Danh mục hóa chất quốc gia và Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia
- Điều 56. Trách nhiệm bảo vệ môi trường và an toàn cho cộng đồng
- Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường và an toàn cho cộng đồng
- Điều 58. Công khai thông tin về an toàn hóa chất
- Điều 59. Trách nhiệm xử lý hóa chất độc tồn dư, hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất độc bị tịch thu
- Điều 60. Trách nhiệm xử lý hóa chất độc tồn dư của chiến tranh
- Điều 61. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động hóa chất
- Điều 62. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất
- Điều 63. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất của Bộ Công thương
- Điều 64. Trách nhiệm quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan trực tiếp đến hoạt động hóa chất
- Điều 65. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 66. Thanh tra về hoạt động hóa chất
- Điều 67. Xử lý vi phạm
- Điều 68. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động hóa chất