Chương 4 Luật Hải quan 2001
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan hải quan các cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
2. Cơ quan hải quan các cấp được thành lập đơn vị chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
Điều 64. Phạm vi trách nhiệm phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới
1. Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá, phương tiện vận tải để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
Trong trường hợp hàng hoá, phương tiện vận tải chưa đưa ra khỏi phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó báo ngay cho cơ quan hải quan để kiểm tra, xử lý.
2. Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
Trong trường hợp hàng hoá, phương tiện vận tải đã đưa ra ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan nhà nước hữu quan có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì theo thẩm quyền, cơ quan đó thực hiện việc kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo phối hợp hoạt động của cơ quan hải quan và các cơ quan nhà nước hữu quan khác tại địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
2. Thực hiện kiểm soát hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải; chủ trì phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong địa bàn hoạt động hải quan.
3. Áp dụng biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết theo quy định của pháp luật để phát hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu nếu thông tin, tài liệu đó cần thiết cho việc xác minh hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
5. Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính mở bưu phẩm, hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu qua đường bưu chính để kiểm tra khi có căn cứ cho rằng bưu phẩm, hàng hoá đó có tài liệu, hàng hoá liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
1. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng có hành vi cất giấu hàng hoá buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu, Chi cục trưởng Hải quan địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan được quyết định khám người, khám phương tiện vận tải, nơi cất giấu hàng hoá, tạm giữ người, phương tiện vận tải, hàng hoá theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hải quan đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan hải quan, công chức hải quan có thẩm quyền do pháp luật tố tụng hình sự quy định được khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra. Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra phải theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan khi tiến hành các hoạt động được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
1. Cơ quan hải quan, công chức hải quan trực tiếp làm nhiệm vụ chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới được trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ. Việc trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải theo đúng quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan, công chức hải quan trực tiếp làm nhiệm vụ chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp lực lượng, hỗ trợ phương tiện, cung cấp thông tin; nếu phương tiện được hỗ trợ bị thiệt hại thì cơ quan hải quan phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Luật Hải quan 2001
- Số hiệu: 29/2001/QH10
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/06/2001
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 35
- Ngày hiệu lực: 01/01/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Chính sách về hải quan
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Đối tượng áp dụng
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế về hải quan
- Điều 6. Địa bàn hoạt động hải quan
- Điều 7. Xây dựng lực lượng Hải quan
- Điều 8. Hiện đại hoá quản lý hải quan
- Điều 9. Phối hợp thực hiện pháp luật hải quan
- Điều 10. Giám sát thi hành pháp luật hải quan
- Điều 11. Nhiệm vụ của Hải quan
- Điều 12. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan
- Điều 13. Hệ thống tổ chức Hải quan
- Điều 14. Công chức hải quan
- Điều 15. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
- Điều 16. Thủ tục hải quan
- Điều 17. Địa điểm làm thủ tục hải quan
- Điều 18. Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan
- Điều 19. Thời hạn công chức hải quan làm thủ tục hải quan
- Điều 20. Khai hải quan
- Điều 21. Đại lý làm thủ tục hải quan
- Điều 22. Hồ sơ hải quan
- Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
- Điều 24. Trách nhiệm kiểm tra hàng hoá, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan
- Điều 25. Thông quan hàng hoá, phương tiện vận tải
- Điều 26. Giám sát hải quan
- Điều 27. Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan
- Điều 28. Kiểm tra, đăng ký hồ sơ hải quan
- Điều 29. Căn cứ và thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thông quan
- Điều 30. Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thông quan
- Điều 31. Kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan
- Điều 32. Kiểm tra sau thông quan
- Điều 33. Hàng hoá tạm xuất khẩu, tạm nhập khẩu
- Điều 34. Quà biếu, tặng
- Điều 35. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ các yêu cầu khẩn cấp
- Điều 36. Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới
- Điều 37. Hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu theo đường bưu chính
- Điều 38. Hàng hoá trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 39. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng phương thức thương mại điện tử
- Điều 40. Hàng hoá quá cảnh
- Điều 41. Hàng hoá chuyển cửa khẩu
- Điều 42. Tuyến đường, thời gian quá cảnh, chuyển cửa khẩu
- Điều 43. Tài sản di chuyển
- Điều 44. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 45. Xử lý hàng hoá bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan mà chưa có người đến nhận
- Điều 46. Hàng hoá tại kho ngoại quan, kho bảo thuế
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của chủ kho ngoại quan, chủ hàng hoá gửi kho ngoại quan
- Điều 48. Thời hạn gửi hàng hoá tại kho ngoại quan
- Điều 49. Thẩm quyền thành lập, chấm dứt hoạt động kho ngoại quan, kho bảo thuế
- Điều 50. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 51. Tuyến đường, thời gian chịu sự giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cửa khẩu
- Điều 52. Khai báo và kiểm tra đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 53. Chuyển tải, chuyển cửa khẩu, sang toa, cắt toa, xếp dỡ hàng hoá trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 54. Vận chuyển quốc tế kết hợp vận chuyển nội địa, vận chuyển nội địa kết hợp vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 55. Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh vì mục đích quốc phòng, an ninh
- Điều 56. Trách nhiệm phối hợp của người đứng đầu cảng vụ sân bay, cảng biển, ga đường sắt liên vận quốc tế với cơ quan hải quan
- Điều 57. Nguyên tắc tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Điều 58. Điều kiện đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Điều 59. Quy định cụ thể việc tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Điều 60. Chế độ ưu đãi, miễn trừ
- Điều 61. Miễn khai, miễn kiểm tra hải quan
- Điều 62. Việc xử lý các trường hợp phát hiện có vi phạm chế độ ưu đãi, miễn trừ
- Điều 63. Nhiệm vụ của Hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới
- Điều 64. Phạm vi trách nhiệm phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới
- Điều 65. Thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới
- Điều 66. Thẩm quyền của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới
- Điều 67. Trang bị phương tiện kỹ thuật phục vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới
- Điều 68. Trách nhiệm của người khai hải quan trong việc kê khai, tính thuế, nộp thuế và các khoản thu khác
- Điều 69. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc tổ chức thu thuế và các khoản thu khác
- Điều 70. Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế
- Điều 71. Xác định trị giá tính thuế
- Điều 72. Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và xác định thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu