Chương 3 Luật giám định tư pháp 2012
1. Tổ chức giám định tư pháp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.
Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực khác sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
3. Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần bao gồm:
4. Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm:
5. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh có giám định viên pháp y thực hiện giám định pháp y tử thi.
6. Tổ chức giám định tư pháp công lập có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
7. Chính phủ quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của tổ chức giám định tư pháp công lập quy định tại Điều này.
Điều 13. Bảo đảm cơ sở vật chất cho tổ chức giám định tư pháp công lập
1. Tổ chức giám định tư pháp công lập được Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện và điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định tư pháp.
2. Kinh phí hoạt động của tổ chức giám định tư pháp công lập được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Y tế quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần.
Bộ Công an quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự.
Mục 2. TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP NGOÀI CÔNG LẬP
Điều 15. Điều kiện thành lập Văn phòng giám định tư pháp
b) Có Đề án thành lập theo quy định tại
2. Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
Điều 16. Cấp phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoạt động xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
2. Giám định viên tư pháp xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp gửi hồ sơ xin phép thành lập đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn xin phép thành lập;
b) Bản sao Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp;
c) Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;
d) Đề án thành lập Văn phòng giám định tư pháp phải nêu rõ mục đích thành lập; dự kiến về tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp, thống nhất ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp. Trường hợp không cho phép thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp
1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp.
Sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp không đăng ký hoạt động thì Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp hết hiệu lực.
2. Văn phòng giám định tư pháp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị đăng ký hoạt động;
b) Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;
c) Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo Đề án thành lập quy định tại
d) Bản sao quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện theo Đề án thành lập quy định tại
4. Văn phòng giám định tư pháp được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Luật giám định tư pháp 2012
- Số hiệu: 13/2012/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/06/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 477 đến số 478
- Ngày hiệu lực: 01/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp
- Điều 4. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với hoạt động giám định tư pháp
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 7. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
- Điều 8. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp
- Điều 9. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp
- Điều 10. Miễn nhiệm giám định viên tư pháp
- Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp
- Điều 12. Tổ chức giám định tư pháp công lập
- Điều 13. Bảo đảm cơ sở vật chất cho tổ chức giám định tư pháp công lập
- Điều 14. Văn phòng giám định tư pháp
- Điều 15. Điều kiện thành lập Văn phòng giám định tư pháp
- Điều 16. Cấp phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp
- Điều 17. Đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp
- Điều 18. Người giám định tư pháp theo vụ việc
- Điều 19. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
- Điều 20. Lập và công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
- Điều 21. Quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp
- Điều 22. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp
- Điều 23. Quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp
- Điều 24. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp
- Điều 25. Trưng cầu giám định tư pháp
- Điều 26. Yêu cầu giám định tư pháp trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, vụ án hình sự
- Điều 27. Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định
- Điều 28. Giám định cá nhân, giám định tập thể
- Điều 29. Giám định bổ sung, giám định lại
- Điều 30. Hội đồng giám định
- Điều 31. Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp
- Điều 32. Kết luận giám định tư pháp
- Điều 33. Hồ sơ giám định tư pháp
- Điều 34. Các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp
- Điều 35. Tương trợ tư pháp về giám định tư pháp
- Điều 36. Chi phí giám định tư pháp
- Điều 37. Chế độ đối với người giám định tư pháp và người tham gia giám định tư pháp
- Điều 38. Chính sách đối với hoạt động giám định tư pháp
- Điều 39. Cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp
- Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp
- Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp
- Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng
- Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 44. Trách nhiệm của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao