Điều 34 Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
Điều 34. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể; họp ít nhất một lần trong một quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình; đối với những vấn đề không yêu cầu thảo luận thì Hội đồng quản trị có thể lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản. Hội đồng quản trị có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của công ty do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị được Chủ tịch Hội đồng quản trị uỷ quyền triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản trị.
3. Các cuộc họp hoặc lấy ý kiến các thành viên của Hội đồng quản trị hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị tham dự. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có hiệu lực khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản trị biểu quyết tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì bên có phiếu của Chủ tịch Hội đồng quản trị là quyết định. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiến của mình.
Khi bàn về nội dung công việc của công ty có liên quan đến các vấn đề quan trọng của địa phương nào thì Hội đồng quản trị phải mời đại diện của cấp chính quyền địa phương có liên quan đó dự họp; trường hợp có liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong công ty phải mời đại diện Công đoàn công ty dự họp. Đại diện các cơ quan, tổ chức được mời dự họp có quyền phát biểu ý kiến nhưng không tham gia biểu quyết.
4. Nội dung các vấn đề thảo luận, các ý kiến phát biểu, kết quả biểu quyết, các quyết định được Hội đồng quản trị thông qua và kết luận của các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải được ghi thành biên bản. Chủ toạ và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính trung thực của biên bản họp Hội đồng quản trị. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có tính bắt buộc thi hành đối với toàn bộ công ty.
5. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, kế toán trưởng, cán bộ quản lý trong công ty cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động của công ty theo quy chế thông tin do Hội đồng quản trị quy định hoặc theo nghị quyết của Hội đồng quản trị. Người được yêu cầu cung cấp thông tin phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên Hội đồng quản trị, trừ trường hợp Hội đồng quản trị có quyết định khác.
6. Chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị, kể cả tiền lương, phụ cấp và thù lao, được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty.
Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
- Số hiệu: 14/2003/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 26/11/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 01/07/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Doanh nghiệp nhà nước
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng Luật doanh nghiệp nhà nước và các luật khác có liên quan
- Điều 5. Tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp nhà nước
- Điều 6. Ngành, lĩnh vực, địa bàn được thành lập mới công ty nhà nước
- Điều 7. Đề nghị thành lập mới công ty nhà nước
- Điều 8. Điều kiện thành lập mới công ty nhà nước
- Điều 9. Thẩm quyền quyết định thành lập mới công ty nhà nước
- Điều 10. Đăng ký kinh doanh công ty nhà nước
- Điều 11. Thành lập mới và đăng ký kinh doanh công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên
- Điều 12. Vốn và tài sản của công ty nhà nước
- Điều 13. Quyền của công ty nhà nước đối với vốn và tài sản
- Điều 14. Nghĩa vụ của công ty nhà nước về vốn và tài sản
- Điều 15. Quyền kinh doanh của công ty nhà nước
- Điều 16. Nghĩa vụ trong kinh doanh của công ty nhà nước
- Điều 17. Quyền về tài chính của công ty nhà nước
- Điều 18. Nghĩa vụ về tài chính của công ty nhà nước
- Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước khi tham gia hoạt động công ích
- Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác
- Điều 22. Tổ chức quản lý của công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị
- Điều 23. Giám đốc, các Phó giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc
- Điều 24. Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn Giám đốc
- Điều 25. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng
- Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc
- Điều 27. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Giám đốc
- Điều 28. Cơ cấu quản lý của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập có Hội đồng quản trị
- Điều 29. Hội đồng quản trị
- Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
- Điều 31. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 32. Cơ cấu thành viên, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 33. Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Điều 34. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị
- Điều 35. Chế độ lương, phụ cấp, thưởng của thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách của Hội đồng quản trị
- Điều 36. Điều kiện tham gia quản lý công ty khác của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
- Điều 37. Ban kiểm soát
- Điều 38. Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc
- Điều 39. Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn Tổng giám đốc
- Điều 40. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng
- Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc
- Điều 42. Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công ty
- Điều 43. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
- Điều 44. Hình thức tham gia quản lý công ty của người lao động
- Điều 45. Nội dung tham gia quản lý công ty của người lao động
- Điều 48. Điều kiện tổ chức tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
- Điều 49. Đơn vị thành viên của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
- Điều 50. Vốn và tài sản của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
- Điều 51. Tổ chức quản lý của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
- Điều 52. Quan hệ giữa tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập với các đơn vị thành viên
- Điều 53. Chuyển đổi tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập theo mô hình tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập
- Điều 54. Các trường hợp áp dụng quy định về tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập
- Điều 55. Cơ cấu của tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập
- Điều 56. Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác
- Điều 57. Quan hệ của công ty nhà nước với công ty do mình đầu tư và nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ
- Điều 58. Quan hệ của công ty nhà nước giữ quyền chi phối với công ty có vốn chi phối của công ty nhà nước
- Điều 59. Quan hệ giữa công ty nhà nước và doanh nghiệp có một phần vốn góp của công ty nhà nước
- Điều 60. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
- Điều 61. Tổ chức quản lý, phạm vi hoạt động, quyền và nghĩa vụ của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
- Điều 62. Chủ sở hữu công ty nhà nước
- Điều 63. Đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước và vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước do Chính phủ thực hiện
- Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước do Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
- Điều 67. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước do Bộ Tài chính thực hiện
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 69. Vốn nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác
- Điều 70. Quyền và nghĩa vụ trong quản lý vốn nhà nước đầu tư toàn bộ vào vốn điều lệ của doanh nghiệp khác
- Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước trong quản lý vốn đầu tư ở doanh nghiệp khác
- Điều 72. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn góp của công ty nhà nước ở doanh nghiệp khác
- Điều 73. Tổ chức lại công ty nhà nước
- Điều 74. Điều kiện tổ chức lại công ty nhà nước
- Điều 75. Thẩm quyền và thủ tục tổ chức lại công ty nhà nước
- Điều 76. Trách nhiệm của công ty nhà nước được tổ chức lại
- Điều 77. Giải thể công ty nhà nước
- Điều 78. Quyết định giải thể công ty nhà nước
- Điều 79. Phá sản công ty nhà nước
- Điều 80. Các hình thức chuyển đổi sở hữu
- Điều 81. Loại công ty nhà nước chuyển đổi sở hữu
- Điều 82. Mục tiêu chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước
- Điều 83. Thẩm quyền lựa chọn công ty, phê duyệt phương án chuyển đổi sở hữu, phê duyệt giá trị công ty và quyết định chuyển đổi sở hữu
- Điều 84. Quyền của công ty chuyển đổi sở hữu
- Điều 85. Quyền của người lao động trong công ty nhà nước chuyển đổi sở hữu
- Điều 86. Bảo đảm của Nhà nước đối với người mua cổ phần, mua hoặc nhận giao công ty nhà nước
- Điều 87. Nội dung quản lý nhà nước đối với công ty nhà nước
- Điều 88. Cơ quan quản lý nhà nước đối với công ty nhà nước
- Điều 89. Kiểm toán, thanh tra hoạt động kinh doanh của công ty nhà nước
- Điều 90. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước khác