Mục 1 Chương 5 Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
Mục 1: TỔNG CÔNG TY DO NHÀ NƯỚC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀ THÀNH LẬP
Điều 48. Điều kiện tổ chức tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập phải bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:
1. Hoạt động trong các ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước;
2. Các công ty thành viên hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính, liên kết chặt chẽ với nhau về công nghệ, thị trường và vốn;
3. Có ít nhất hai tổng công ty trong một ngành, lĩnh vực, trừ ngành, lĩnh vực mà công nghệ sản xuất không cho phép thành lập hai hay nhiều tổng công ty;
4. Bảo đảm các điều kiện thành lập mới công ty nhà nước quy định tại
5. Thực hiện được các mục tiêu thành lập Tổng công ty:
a) Tổ chức được các hoạt động dịch vụ tìm kiếm thị trường, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị và các hoạt động dịch vụ khác hỗ trợ trực tiếp cho các công ty thành viên;
b) Tạo điều kiện phát triển công nghệ, tăng cường tích tụ, tập trung vốn, phân công chuyên môn hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty thành viên và toàn tổng công ty;
c) Có cơ chế bảo đảm lợi ích và gắn bó lợi ích giữa các công ty thành viên, được các công ty thành viên chấp thuận.
Điều 49. Đơn vị thành viên của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập có thể có các đơn vị thành viên sau đây:
1. Các đơn vị do tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ:
a) Công ty thành viên hạch toán độc lập;
b) Đơn vị hạch toán phụ thuộc;
c) Đơn vị sự nghiệp;
d) Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, được chuyển đổi từ loại đơn vị thành viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này hoặc thành lập mới;
đ) Tuỳ theo quy mô và nhu cầu trong kinh doanh, tổng công ty có thể có thành viên là công ty tài chính;
2. Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn góp chi phối của tổng công ty.
Điều 50. Vốn và tài sản của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
1. Vốn điều lệ của tổng công ty bao gồm vốn nhà nước được hạch toán tập trung ở tổng công ty, vốn nhà nước ở công ty thành viên hạch toán độc lập.
2. Vốn điều lệ của công ty thành viên hạch toán độc lập là vốn nhà nước do tổng công ty đầu tư. Tổng công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty thành viên hạch toán độc lập trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty đó.
3. Tài sản của tổng công ty được hình thành từ vốn điều lệ của tổng công ty, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư tại các công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp và văn phòng tổng công ty.
4. Tài sản của công ty thành viên hạch toán độc lập được hình thành từ vốn điều lệ, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư tại công ty.
5. Vốn ngân sách nhà nước chỉ được đầu tư vào tổng công ty. Tổng công ty có quyền quyết định đầu tư hoặc không đầu tư vào công ty thành viên hạch toán độc lập.
6. Tổng công ty không điều chuyển vốn, tài sản của tổng công ty tại các doanh nghiệp thành viên có tư cách pháp nhân do mình sở hữu toàn bộ vốn điều lệ theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại công ty hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Điều 51. Tổ chức quản lý của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
1. Tổng công ty có cơ cấu tổ chức quản lý gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng, bộ máy giúp việc trong tổng công ty và quản lý nội bộ của tổng công ty theo quy định tại Mục 2 Chương IV của Luật này và quy định của Chính phủ.
2. Công ty thành viên hạch toán độc lập có cơ cấu tổ chức quản lý gồm Giám đốc, các Phó giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn của Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng, bộ máy giúp việc theo quy định tại Mục 1 Chương IV của Luật này và hướng dẫn của Chính phủ; Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng thực hiện quan hệ với tổng công ty theo quy định tại
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của tổng công ty có cơ cấu tổ chức quản lý theo quy định của Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật.
1. Công ty thành viên hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, tự chủ kinh doanh theo quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật và Điều lệ công ty do Hội đồng quản trị tổng công ty phê duyệt; chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ với tổng công ty như sau:
a) Quản lý và chủ động sử dụng số vốn của công ty và vốn do tổng công ty đầu tư; chịu trách nhiệm trước tổng công ty về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực do tổng công ty đầu tư; tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm dân sự bằng toàn bộ tài sản của công ty;
b) Thực hiện kế hoạch kinh doanh chung của tổng công ty; thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của tổng công ty giao trên cơ sở hợp đồng kinh tế; chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh phối hợp với tổng công ty;
c) Được tự chủ ký kết các hợp đồng kinh tế và thực hiện các hợp đồng kinh tế do tổng công ty giao;
d) Quyết định các dự án đầu tư theo phân cấp của tổng công ty; tham gia các hình thức đầu tư cùng tổng công ty hoặc được tổng công ty giao tổ chức thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch của tổng công ty trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổng công ty; có quyền đầu tư, góp vốn vào công ty khác;
đ) Có quyền đề nghị tổng công ty quyết định hoặc được tổng công ty uỷ quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, sáp nhập các đơn vị phụ thuộc và quyết định bộ máy quản lý của các đơn vị phụ thuộc;
e) Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chuyển lỗ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, trích lập quỹ dự phòng tài chính, phần lợi nhuận còn lại được phân chia theo vốn tổng công ty đầu tư và vốn của công ty tự huy động. Phần lợi nhuận phân chia theo vốn tổng công ty đầu tư được dùng để tái đầu tư tăng vốn nhà nước tại công ty hoặc hình thành quỹ tập trung của tổng công ty theo quy định của Chính phủ. Phần lợi nhuận phân chia theo vốn công ty tự huy động được trích bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển của công ty theo tỷ lệ do Chính phủ quy định; phần còn lại do công ty tự quyết định việc phân phối vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi;
g) Khi được Nhà nước giao kế hoạch, đặt hàng hoặc tham gia đấu thầu thực hiện hoạt động công ích, công ty có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại
h) Chịu sự giám sát, kiểm tra của tổng công ty; định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về công ty và báo cáo tài chính của công ty với tổng công ty;
i) Ngoài các ràng buộc với tổng công ty quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h khoản 1 Điều này, công ty thành viên hạch toán độc lập có quyền chủ động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ của công ty nhà nước theo quy định của Luật này.
2. Đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ phân cấp hạch toán do tổng công ty quy định, được tạo nguồn thu từ việc thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ, nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyển giao công nghệ với các đơn vị trong và ngoài tổng công ty. Đơn vị sự nghiệp hoạt động theo quy chế do Hội đồng quản trị tổng công ty phê duyệt.
3. Quan hệ giữa tổng công ty với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ được thực hiện theo quy định tại
4. Quan hệ giữa tổng công ty với công ty có vốn chi phối của tổng công ty được thực hiện theo quy định tại
1. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập đáp ứng các điều kiện quy định tại
2. Chính phủ quy định nguyên tắc, điều kiện và thời hạn chuyển đổi các tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập sang hoạt động theo mô hình tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập. Trong thời hạn chuyển đổi, các tổng công ty thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 được hoạt động theo quy định tại Mục 1 Chương V của Luật này.
Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
- Số hiệu: 14/2003/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 26/11/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 01/07/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Doanh nghiệp nhà nước
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng Luật doanh nghiệp nhà nước và các luật khác có liên quan
- Điều 5. Tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp nhà nước
- Điều 6. Ngành, lĩnh vực, địa bàn được thành lập mới công ty nhà nước
- Điều 7. Đề nghị thành lập mới công ty nhà nước
- Điều 8. Điều kiện thành lập mới công ty nhà nước
- Điều 9. Thẩm quyền quyết định thành lập mới công ty nhà nước
- Điều 10. Đăng ký kinh doanh công ty nhà nước
- Điều 11. Thành lập mới và đăng ký kinh doanh công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên
- Điều 12. Vốn và tài sản của công ty nhà nước
- Điều 13. Quyền của công ty nhà nước đối với vốn và tài sản
- Điều 14. Nghĩa vụ của công ty nhà nước về vốn và tài sản
- Điều 15. Quyền kinh doanh của công ty nhà nước
- Điều 16. Nghĩa vụ trong kinh doanh của công ty nhà nước
- Điều 17. Quyền về tài chính của công ty nhà nước
- Điều 18. Nghĩa vụ về tài chính của công ty nhà nước
- Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước khi tham gia hoạt động công ích
- Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác
- Điều 22. Tổ chức quản lý của công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị
- Điều 23. Giám đốc, các Phó giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc
- Điều 24. Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn Giám đốc
- Điều 25. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng
- Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc
- Điều 27. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Giám đốc
- Điều 28. Cơ cấu quản lý của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập có Hội đồng quản trị
- Điều 29. Hội đồng quản trị
- Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
- Điều 31. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 32. Cơ cấu thành viên, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 33. Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Điều 34. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị
- Điều 35. Chế độ lương, phụ cấp, thưởng của thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách của Hội đồng quản trị
- Điều 36. Điều kiện tham gia quản lý công ty khác của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
- Điều 37. Ban kiểm soát
- Điều 38. Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc
- Điều 39. Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn Tổng giám đốc
- Điều 40. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng
- Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc
- Điều 42. Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công ty
- Điều 43. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
- Điều 44. Hình thức tham gia quản lý công ty của người lao động
- Điều 45. Nội dung tham gia quản lý công ty của người lao động
- Điều 48. Điều kiện tổ chức tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
- Điều 49. Đơn vị thành viên của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
- Điều 50. Vốn và tài sản của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
- Điều 51. Tổ chức quản lý của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
- Điều 52. Quan hệ giữa tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập với các đơn vị thành viên
- Điều 53. Chuyển đổi tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập theo mô hình tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập
- Điều 54. Các trường hợp áp dụng quy định về tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập
- Điều 55. Cơ cấu của tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập
- Điều 56. Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác
- Điều 57. Quan hệ của công ty nhà nước với công ty do mình đầu tư và nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ
- Điều 58. Quan hệ của công ty nhà nước giữ quyền chi phối với công ty có vốn chi phối của công ty nhà nước
- Điều 59. Quan hệ giữa công ty nhà nước và doanh nghiệp có một phần vốn góp của công ty nhà nước
- Điều 60. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
- Điều 61. Tổ chức quản lý, phạm vi hoạt động, quyền và nghĩa vụ của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
- Điều 62. Chủ sở hữu công ty nhà nước
- Điều 63. Đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước và vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước do Chính phủ thực hiện
- Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước do Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
- Điều 67. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước do Bộ Tài chính thực hiện
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 69. Vốn nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác
- Điều 70. Quyền và nghĩa vụ trong quản lý vốn nhà nước đầu tư toàn bộ vào vốn điều lệ của doanh nghiệp khác
- Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước trong quản lý vốn đầu tư ở doanh nghiệp khác
- Điều 72. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn góp của công ty nhà nước ở doanh nghiệp khác
- Điều 73. Tổ chức lại công ty nhà nước
- Điều 74. Điều kiện tổ chức lại công ty nhà nước
- Điều 75. Thẩm quyền và thủ tục tổ chức lại công ty nhà nước
- Điều 76. Trách nhiệm của công ty nhà nước được tổ chức lại
- Điều 77. Giải thể công ty nhà nước
- Điều 78. Quyết định giải thể công ty nhà nước
- Điều 79. Phá sản công ty nhà nước
- Điều 80. Các hình thức chuyển đổi sở hữu
- Điều 81. Loại công ty nhà nước chuyển đổi sở hữu
- Điều 82. Mục tiêu chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước
- Điều 83. Thẩm quyền lựa chọn công ty, phê duyệt phương án chuyển đổi sở hữu, phê duyệt giá trị công ty và quyết định chuyển đổi sở hữu
- Điều 84. Quyền của công ty chuyển đổi sở hữu
- Điều 85. Quyền của người lao động trong công ty nhà nước chuyển đổi sở hữu
- Điều 86. Bảo đảm của Nhà nước đối với người mua cổ phần, mua hoặc nhận giao công ty nhà nước
- Điều 87. Nội dung quản lý nhà nước đối với công ty nhà nước
- Điều 88. Cơ quan quản lý nhà nước đối với công ty nhà nước
- Điều 89. Kiểm toán, thanh tra hoạt động kinh doanh của công ty nhà nước
- Điều 90. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước khác