Điều 6 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009
Điều 6. Phục vụ phát triển kinh tế đất nước
1. Nghiên cứu chiến lược, chính sách, pháp luật, xu hướng phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường, giáo dục - đào tạo, du lịch, hợp tác sử dụng nguồn nhân lực và các vấn đề liên quan khác của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; báo cáo cơ quan có thẩm quyền về chủ trương, quyết sách có ý nghĩa chiến lược của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận có tác động đến nền kinh tế Việt Nam.
2. Cung cấp thông tin, giới thiệu tình hình, khả năng và nhu cầu hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp của quốc gia tiếp nhận.
3. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chính sách, biện pháp thích hợp và tổ chức thực hiện nhằm phát triển quan hệ kinh tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
4. Tham gia xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; vận động tranh thủ viện trợ và quảng bá về du lịch Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận; xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; hỗ trợ xác minh thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tại quốc gia tiếp nhận khi có yêu cầu.
Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009
- Số hiệu: 33/2009/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 18/06/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 373 đến số 374
- Ngày hiệu lực: 02/09/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Cơ quan đại diện
- Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh
- Điều 6. Phục vụ phát triển kinh tế đất nước
- Điều 7. Thúc đẩy quan hệ văn hóa
- Điều 8. Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự
- Điều 9. Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
- Điều 10. Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại
- Điều 11. Quản lý cán bộ và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện
- Điều 12. Phân công thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan đại diện
- Điều 13. Thành lập, tạm đình chỉ, chấm dứt hoạt động
- Điều 14. Tổ chức bộ máy và biên chế
- Điều 15. Kinh phí
- Điều 16. Trụ sở, cơ sở vật chất
- Điều 17. Tiêu chuẩn thành viên cơ quan đại diện
- Điều 18. Chức vụ ngoại giao, chức vụ lãnh sự
- Điều 19. Người đứng đầu cơ quan đại diện
- Điều 20. Cử, bổ nhiệm, triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện
- Điều 21. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đại diện
- Điều 22. Người tạm thời đứng đầu cơ quan đại diện
- Điều 23. Bổ nhiệm, triệu hồi thành viên khác của cơ quan đại diện
- Điều 24. Trách nhiệm của thành viên cơ quan đại diện
- Điều 25. Trách nhiệm của thành viên gia đình
- Điều 26. Chế độ dành cho thành viên cơ quan đại diện và vợ hoặc chồng thành viên cơ quan đại diện
- Điều 27. Nhiệm kỳ công tác
- Điều 28. Lãnh sự danh dự
- Điều 29. Nhân viên hợp đồng
- Điều 30. Chỉ đạo và quản lý cơ quan đại diện
- Điều 31. Giám sát cơ quan đại diện
- Điều 32. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
- Điều 33. Phối hợp công tác giữa cơ quan, tổ chức Việt Nam và cơ quan đại diện
- Điều 34. Phối hợp công tác giữa đoàn được cử đi công tác nước ngoài và cơ quan đại diện
- Điều 35. Phối hợp công tác giữa cơ quan có cán bộ biệt phái và cơ quan đại diện