Chương 5 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009
CHỈ ĐẠO, QUẢN LÝ, GIÁM SÁT VÀ PHỐI HỢP CÔNG TÁC ĐỐI VỚI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
Điều 30. Chỉ đạo và quản lý cơ quan đại diện
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cơ quan đại diện.
2. Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hoạt động của cơ quan đại diện.
3. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cơ quan đại diện; trực tiếp quản lý, chỉ đạo và điều hành về tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện.
Điều 31. Giám sát cơ quan đại diện
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơ quan đại diện.
2. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ chủ trương đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về cơ quan đại diện.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của cơ quan đại diện.
4. Thống nhất chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện và thành viên cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về cơ quan đại diện.
7. Bổ nhiệm, kéo dài nhiệm kỳ, triệu hồi thành viên của cơ quan đại diện, trừ trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều này. Bổ nhiệm, chấm dứt hoạt động đối với Lãnh sự danh dự.
8. Tổ chức và chỉ đạo việc phối hợp hoạt động giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức có liên quan ở trong nước và nước ngoài.
9. Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí của cơ quan đại diện.
10. Khen thưởng, kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Điều 33. Phối hợp công tác giữa cơ quan, tổ chức Việt Nam và cơ quan đại diện
1. Cơ quan, tổ chức Việt Nam có trách nhiệm:
a) Cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động đối ngoại của cơ quan đại diện;
b) Thông báo kịp thời cho cơ quan đại diện dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận;
c) Phối hợp với cơ quan đại diện tổ chức thực hiện hoạt động đối ngoại của cơ quan, tổ chức Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận;
d) Phối hợp với cơ quan đại diện chỉ đạo hoạt động đối ngoại của đại diện cơ quan, tổ chức Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2. Trong trường hợp cơ quan đại diện cần xử lý công việc thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành, nếu ý kiến của cơ quan đại diện khác với ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan thì người đứng đầu cơ quan đại diện có quyền quyết định, đồng thời báo cáo ngay với Bộ Ngoại giao và thông báo cho cơ quan, tổ chức hữu quan.
Đoàn được cử đi công tác nước ngoài thông báo kịp thời cho cơ quan đại diện về nội dung, chương trình hoạt động tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận để phối hợp công tác và thông báo kết quả hoạt động cho cơ quan đại diện sau khi kết thúc đợt công tác.
Điều 35. Phối hợp công tác giữa cơ quan có cán bộ biệt phái và cơ quan đại diện
1. Cơ quan có cán bộ biệt phái phối hợp với cơ quan đại diện trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan đại diện đối với lĩnh vực chuyên môn do cơ quan phụ trách và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ biệt phái thông qua người đứng đầu cơ quan đại diện, trừ trường hợp đặc biệt.
2. Cơ quan đại diện phối hợp với cơ quan có cán bộ biệt phái chỉ đạo, quản lý công tác của cán bộ biệt phái và đánh giá về việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ biệt phái.
Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009
- Số hiệu: 33/2009/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 18/06/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 373 đến số 374
- Ngày hiệu lực: 02/09/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Cơ quan đại diện
- Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh
- Điều 6. Phục vụ phát triển kinh tế đất nước
- Điều 7. Thúc đẩy quan hệ văn hóa
- Điều 8. Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự
- Điều 9. Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
- Điều 10. Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại
- Điều 11. Quản lý cán bộ và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện
- Điều 12. Phân công thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan đại diện
- Điều 13. Thành lập, tạm đình chỉ, chấm dứt hoạt động
- Điều 14. Tổ chức bộ máy và biên chế
- Điều 15. Kinh phí
- Điều 16. Trụ sở, cơ sở vật chất
- Điều 17. Tiêu chuẩn thành viên cơ quan đại diện
- Điều 18. Chức vụ ngoại giao, chức vụ lãnh sự
- Điều 19. Người đứng đầu cơ quan đại diện
- Điều 20. Cử, bổ nhiệm, triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện
- Điều 21. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đại diện
- Điều 22. Người tạm thời đứng đầu cơ quan đại diện
- Điều 23. Bổ nhiệm, triệu hồi thành viên khác của cơ quan đại diện
- Điều 24. Trách nhiệm của thành viên cơ quan đại diện
- Điều 25. Trách nhiệm của thành viên gia đình
- Điều 26. Chế độ dành cho thành viên cơ quan đại diện và vợ hoặc chồng thành viên cơ quan đại diện
- Điều 27. Nhiệm kỳ công tác
- Điều 28. Lãnh sự danh dự
- Điều 29. Nhân viên hợp đồng
- Điều 30. Chỉ đạo và quản lý cơ quan đại diện
- Điều 31. Giám sát cơ quan đại diện
- Điều 32. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
- Điều 33. Phối hợp công tác giữa cơ quan, tổ chức Việt Nam và cơ quan đại diện
- Điều 34. Phối hợp công tác giữa đoàn được cử đi công tác nước ngoài và cơ quan đại diện
- Điều 35. Phối hợp công tác giữa cơ quan có cán bộ biệt phái và cơ quan đại diện