Mục 3 Chương 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017
Mục 3. DỊCH VỤ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Điều 45. Các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ
1. Môi giới chuyển giao công nghệ.
2. Tư vấn chuyển giao công nghệ.
3. Đánh giá công nghệ.
4. Thẩm định giá công nghệ.
5. Giám định công nghệ.
6. Xúc tiến chuyển giao công nghệ.
Điều 46. Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ;
b) Hưởng thu nhập từ kinh doanh dịch vụ và lợi ích khác từ việc cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận;
c) Sử dụng cộng tác viên, chuyên gia phục vụ hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ;
d) Hưởng quyền sử dụng cơ sở dữ liệu về công nghệ theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu người sử dụng dịch vụ bồi thường thiệt hại do lỗi của người sử dụng dịch vụ gây ra;
e) Hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ;
g) Tham gia hội nghề nghiệp trong nước, quốc tế theo quy định của pháp luật;
h) Các quyền khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động môi giới, tư vấn, xúc tiến chuyển giao công nghệ có các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và được hưởng lợi nhuận từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
Điều 47. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ đã giao kết;
b) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ của mình;
c) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho bên sử dụng dịch vụ chuyển giao công nghệ;
d) Bảo quản, giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu, phương tiện được giao sau khi hoàn thành dịch vụ theo thỏa thuận;
đ) Thông báo kịp thời cho bên sử dụng dịch vụ về thông tin, tài liệu không đủ để hoàn thành dịch vụ;
e) Giữ bí mật thông tin theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ;
g) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ, ngoài nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nghĩa vụ sau đây:
b) Hằng năm, gửi báo cáo kết quả hoạt động đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ tới cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
Điều 48. Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ
1. Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ là tổ chức khoa học và công nghệ hoặc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ.
2. Tổ chức thực hiện hoạt động thẩm định giá công nghệ phải đáp ứng điều kiện được quy định tại pháp luật về giá và quy định điều kiện đặc thù về nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật.
3. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ; điều kiện đặc thù về nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật đối với tổ chức thực hiện hoạt động thẩm định giá công nghệ.
Luật Chuyển giao công nghệ 2017
- Số hiệu: 07/2017/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 19/06/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 515 đến số 516
- Ngày hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ
- Điều 4. Đối tượng công nghệ được chuyển giao
- Điều 5. Hình thức chuyển giao công nghệ
- Điều 6. Phương thức chuyển giao công nghệ
- Điều 7. Quyền chuyển giao công nghệ
- Điều 8. Góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư
- Điều 9. Công nghệ khuyến khích chuyển giao
- Điều 10. Công nghệ hạn chế chuyển giao
- Điều 11. Công nghệ cấm chuyển giao
- Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ
- Điều 13. Thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư
- Điều 14. Thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư
- Điều 15. Thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ trong giai đoạn quyết định đầu tư
- Điều 16. Nội dung giải trình về sử dụng công nghệ trong hồ sơ dự án đầu tư
- Điều 17. Trình tự thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư
- Điều 18. Trình tự thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư trong giai đoạn quyết định đầu tư
- Điều 19. Nội dung thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư
- Điều 20. Thực hiện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ dự án đầu tư
- Điều 21. Kiểm tra, giám sát công nghệ trong dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ
- Điều 22. Giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ
- Điều 23. Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ
- Điều 24. Thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ
- Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của bên giao công nghệ
- Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận công nghệ
- Điều 27. Giá, phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ
- Điều 28. Chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao
- Điều 29. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển giao công nghệ
- Điều 30. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ
- Điều 31. Đăng ký chuyển giao công nghệ
- Điều 32. Hiệu lực Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ
- Điều 33. Gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ
- Điều 34. Nghĩa vụ bảo mật trong việc cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ
- Điều 35. Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ
- Điều 36. Thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
- Điều 37. Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia
- Điều 38. Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia
- Điều 39. Chính sách thuế để thúc đẩy hoạt động chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ
- Điều 40. Phát triển công nghệ tạo ra và hoàn thiện các sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực
- Điều 41. Biện pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ
- Điều 42. Phát triển nguồn cung, nguồn cầu của thị trường khoa học và công nghệ
- Điều 43. Phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ
- Điều 44. Công bố, trình diễn, giới thiệu công nghệ
- Điều 45. Các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ
- Điều 46. Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ
- Điều 47. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ
- Điều 48. Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ
- Điều 49. Công nghệ khuyến khích chuyển giao cho vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn
- Điều 50. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chuyển giao công nghệ cho vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn
- Điều 51. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động chuyển giao công nghệ cho vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn
- Điều 52. Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp
- Điều 53. Trách nhiệm của Chính phủ
- Điều 54. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 55. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 56. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 57. Thống kê chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ
- Điều 58. Trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài đối với hoạt động chuyển giao công nghệ