Mục 1 Chương 9 Luật Chứng khoán 2006
Điều 108. Thanh tra chứng khoán
1. Thanh tra chứng khoán là thanh tra chuyên ngành về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Thanh tra chứng khoán có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và các Thanh tra viên.
3. Thanh tra chứng khoán chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định tại Luật này.
Điều 109. Đối tượng và phạm vi thanh tra
1. Đối tượng thanh tra bao gồm:
a) Tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng;
b) Công ty đại chúng;
c) Tổ chức niêm yết chứng khoán;
d) Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán;
đ) Trung tâm lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký;
e) Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát; chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam;
g) Người hành nghề chứng khoán;
h) Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán;
i) Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Phạm vi thanh tra bao gồm:
a) Hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng;
b) Hoạt động niêm yết chứng khoán;
c) Hoạt động giao dịch chứng khoán;
d) Hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
đ) Hoạt động công bố thông tin;
e) Các hoạt động khác có liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán.
1. Thanh tra theo chương trình, kế hoạch đã được Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt.
2. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước giao.
Điều 111. Thẩm quyền, căn cứ ra quyết định thanh tra
1. Hoạt động thanh tra chứng khoán chỉ được thực hiện khi có quyết định thanh tra của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Chánh Thanh tra chứng khoán ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
Đoàn thanh tra có Trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra.
3. Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
a) Chương trình, kế hoạch thanh tra đã được Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt;
b) Yêu cầu của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước;
c) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Điều 112. Nội dung quyết định thanh tra
1. Quyết định thanh tra phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra;
b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;
c) Thời hạn tiến hành thanh tra;
d) Trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra.
2. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ký, quyết định thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất.
3. Quyết định thanh tra phải được công bố trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành văn bản.
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra không quá ba mươi ngày, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra có thể gia hạn một lần. Thời gian gia hạn không vượt quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 114. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra
1. Quyền của đối tượng thanh tra:
a) Giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;
b) Bảo lưu ý kiến trong biên bản thanh tra;
c) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước khi pháp luật có quy định và thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra;
d) Khiếu nại với người ra quyết định thanh tra về quyết định, hành vi của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật; khiếu nại với Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về kết luận thanh tra, quyết định xử lý thanh tra khi có căn cứ cho rằng kết luận, quyết định đó là trái pháp luật. Trong thời gian chờ giải quyết thì người khiếu nại vẫn phải chấp hành kết luận thanh tra và quyết định xử lý thanh tra;
đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm của Chánh Thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra.
2. Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra:
a) Chấp hành quyết định thanh tra;
b) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến nội dung thanh tra theo yêu cầu của thanh tra và phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử đã cung cấp;
c) Chấp hành yêu cầu, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Ký biên bản thanh tra.
Điều 115. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử báo cáo bằng văn bản, giải trình những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Trưng cầu giám định về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;
d) Yêu cầu người có thẩm quyền niêm phong, tạm giữ tài liệu, chứng từ, chứng khoán, dữ liệu điện tử liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán khi xét thấy cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho kết luận thanh tra;
đ) Yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền, tài khoản chứng khoán và tài sản thế chấp, cầm cố có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán khi xét thấy cần xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý vi phạm hoặc ngăn chặn ngay hành vi tẩu tán tiền, chứng khoán và tài sản thế chấp, cầm cố có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
e) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia thị trường;
g) Ban hành quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến trách nhiệm của Chánh Thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra;
i) Kết luận về nội dung thanh tra;
k) Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày phát hiện có dấu hiệu của tội phạm.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, người ra quyết định thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình.
Điều 116. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra:
a) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, đối tượng, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
c) Trường hợp có căn cứ cho rằng nếu không kịp thời niêm phong, tạm giữ tài liệu, chứng từ, chứng khoán, dữ liệu điện tử có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì tài liệu, chứng từ, chứng khoán, dữ liệu điện tử có thể bị tẩu tán, tiêu hủy, Trưởng Đoàn thanh tra có quyền ra quyết định niêm phong, tạm giữ tài liệu, chứng từ, chứng khoán, dữ liệu điện tử. Trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kể từ khi ra quyết định, Trưởng Đoàn thanh tra phải báo cáo và được sự đồng ý bằng văn bản của Chánh thanh tra chứng khoán; trong trường hợp Chánh thanh tra chứng khoán không đồng ý thì Trưởng Đoàn thanh tra phải hủy ngay quyết định niêm phong, tạm giữ và trả lại tài liệu, chứng từ, chứng khoán, dữ liệu điện tử đã bị niêm phong, tạm giữ;
d) Báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó;
đ) Lập biên bản thanh tra;
e) Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Kiến nghị việc xử lý về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
d) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng Đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng Đoàn thanh tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra;
b) Kết luận về nội dung thanh tra;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp xử lý.
2. Trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo; yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra.
3. Kết luận thanh tra được gửi đến Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đối tượng thanh tra; trường hợp Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thanh tra thì kết luận thanh tra được gửi đến Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có kết luận thanh tra của Chánh Thanh tra chứng khoán, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm xem xét kết luận thanh tra; xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Bộ Tài chính áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
Luật Chứng khoán 2006
- Số hiệu: 70/2006/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/06/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 11 đến số 12
- Ngày hiệu lực: 01/01/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật chứng khoán, các luật có liên quan và điều ước quốc tế
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán
- Điều 5. Chính sách phát triển thị trường chứng khoán
- Điều 6. Giải thích từ ngữ
- Điều 7. Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
- Điều 8. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
- Điều 9. Các hành vi bị cấm
- Điều 10. Mệnh giá chứng khoán
- Điều 11. Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng, chào bán thêm cổ phần hoặc quyền mua cổ phần ra công chúng và các hình thức khác.
- Điều 12. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 13. Đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 14. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 15. Bản cáo bạch
- Điều 16. Báo cáo tài chính
- Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 18. Sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 19. Thông tin trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 20. Hiệu lực đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 21. Phân phối chứng khoán
- Điều 22. Đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 23. Huỷ bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 24. Nghĩa vụ của tổ chức phát hành
- Điều 25. Công ty đại chúng
- Điều 26. Hồ sơ công ty đại chúng
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng
- Điều 28. Nguyên tắc quản trị công ty
- Điều 29. Báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn
- Điều 30. Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình
- Điều 31. Thu hồi lợi nhuận đối với các giao dịch không công bằng
- Điều 32. Chào mua công khai
- Điều 33. Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán
- Điều 34. Tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán
- Điều 35. Bộ máy quản lý, điều hành của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán
- Điều 36. Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán
- Điều 37. Quyền của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán
- Điều 38. Nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán
- Điều 39. Thành viên giao dịch
- Điều 40. Niêm yết chứng khoán
- Điều 41. Giao dịch chứng khoán
- Điều 42. Tổ chức và hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán
- Điều 43. Bộ máy quản lý, điều hành của Trung tâm lưu ký chứng khoán
- Điều 44. Điều lệ Trung tâm lưu ký chứng khoán
- Điều 45. Quyền của Trung tâm lưu ký chứng khoán
- Điều 46. Nghĩa vụ của Trung tâm lưu ký chứng khoán
- Điều 47. Thành viên lưu ký
- Điều 48. Điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán
- Điều 49. Hồ sơ đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán
- Điều 50. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán
- Điều 51. Đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán
- Điều 52. Đăng ký chứng khoán
- Điều 53. Lưu ký chứng khoán
- Điều 54. Chuyển quyền sở hữu chứng khoán
- Điều 55. Bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán
- Điều 56. Bảo vệ tài sản của khách hàng
- Điều 57. Bảo mật
- Điều 58. Quỹ hỗ trợ thanh toán
- Điều 59. Thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 60. Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán
- Điều 61. Nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ
- Điều 62. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
- Điều 63. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
- Điều 64.
- Điều 65. Thời hạn cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 66. Công bố Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 67. Bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 68. Những thay đổi phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận
- Điều 69. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
- Điều 70. Đình chỉ, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
- Điều 71. Nghĩa vụ của công ty chứng khoán
- Điều 72. Nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ
- Điều 73. Quy định về hạn chế đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
- Điều 74. Quy định về cảnh báo
- Điều 75. Giải thể, phá sản công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
- Điều 76. Cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 77. Cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 78. Văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 79. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán
- Điều 80. Thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán
- Điều 81. Trách nhiệm của người hành nghề chứng khoán
- Điều 82. Các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 83. Thành lập quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 84. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 85. Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 86. Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 87. Giải thể quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 88. Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 89. Báo cáo về quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 90. Huy động vốn để thành lập quỹ đại chúng
- Điều 91. Ban đại diện quỹ đại chúng
- Điều 92. Hạn chế đối với quỹ đại chúng
- Điều 93. Quỹ mở
- Điều 94. Quỹ đóng
- Điều 95. Thành lập quỹ thành viên
- Điều 96. Công ty đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp để đầu tư chứng khoán.
- Điều 97. Thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán
- Điều 100. Đối tượng và phương thức công bố thông tin
- Điều 101. Công bố thông tin của công ty đại chúng
- Điều 102. Công bố thông tin của tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng
- Điều 103. Công bố thông tin của tổ chức niêm yết
- Điều 104. Công bố thông tin của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
- Điều 105. Công bố thông tin về quỹ đại chúng
- Điều 106. Công bố thông tin của công ty đầu tư chứng khoán
- Điều 107. Công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán phải công bố các thông tin sau đây:
- Điều 108. Thanh tra chứng khoán
- Điều 109. Đối tượng và phạm vi thanh tra
- Điều 110. Hình thức thanh tra
- Điều 111. Thẩm quyền, căn cứ ra quyết định thanh tra
- Điều 112. Nội dung quyết định thanh tra
- Điều 113. Thời hạn thanh tra
- Điều 114. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra
- Điều 115. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra
- Điều 116. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra
- Điều 117. Kết luận thanh tra
- Điều 118. Nguyên tắc xử lý vi phạm
- Điều 119. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 120. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 121. Xử lý hành vi vi phạm quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 122. Xử lý hành vi vi phạm quy định về công ty đại chúng
- Điều 123. Xử lý hành vi vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán
- Điều 124. Xử lý hành vi vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán
- Điều 125. Xử lý hành vi vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán và chứng chỉ hành nghề chứng khoán
- Điều 126. Xử lý hành vi vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán
- Điều 127. Xử lý hành vi vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, về ngân hàng giám sát
- Điều 128. Xử lý hành vi vi phạm quy định về công bố thông tin
- Điều 129. Xử lý hành vi vi phạm quy định về báo cáo
- Điều 130. Xử lý hành vi cản trở việc thanh tra