Điều 3 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thực vật là cây và sản phẩm của cây.
2. Bảo vệ thực vật là hoạt động phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
3. Kiểm dịch thực vật là hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ.
4. Chủ thực vật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hoặc trực tiếp quản lý thực vật.
5. Sinh vật có ích là sinh vật có lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật có ích, côn trùng có ích, động vật và các sinh vật có ích khác.
6. Sinh vật gây hại là sinh vật gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, cỏ dại và các sinh vật có hại khác.
7. Sinh vật gây hại lạ là sinh vật gây hại chưa xác định được tên khoa học và chưa từng được phát hiện ở Việt Nam.
8. Đối tượng kiểm dịch thực vật là sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp ở Việt Nam và phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
9. Đối tượng phải kiểm soát là sinh vật gây hại không phải là đối tượng kiểm dịch thực vật nhưng sự có mặt của chúng trên vật liệu dùng để làm giống có nguy cơ gây thiệt hại lớn về kinh tế, phải được kiểm soát ở Việt Nam.
10. Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật.
11. Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hoặc trực tiếp vận chuyển, quản lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
12. Phân tích nguy cơ dịch hại là quá trình đánh giá về sinh học, cơ sở khoa học và kinh tế để quyết định biện pháp kiểm dịch thực vật đối với một loài sinh vật gây hại.
13. Vùng không nhiễm sinh vật gây hại là vùng ở đó có bằng chứng khoa học về việc không có mặt một loài sinh vật gây hại cụ thể và các điều kiện bảo đảm không có loài sinh vật gây hại đó được duy trì.
14. Kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là việc quan sát, lấy mẫu, giám định vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật để xác định tình trạng nhiễm sinh vật gây hại hoặc sự tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật.
15. Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là việc áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn hoặc diệt trừ triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ.
16. Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.
17. Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật (sau đây gọi chung là thuốc kỹ thuật) là sản phẩm có hàm lượng hoạt chất cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định được dùng để sản xuất thuốc thành phẩm.
18. Hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc thành phần hữu hiệu có hoạt tính sinh học của thuốc bảo vệ thực vật.
19. Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm (sau đây gọi chung là thuốc thành phẩm) là sản phẩm được sản xuất từ thuốc kỹ thuật với dung môi, phụ gia theo quy trình công nghệ nhất định, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có nhãn hàng hóa và được phép đưa vào lưu thông, sử dụng.
20. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học là sản phẩm có thành phần hữu hiệu là vi sinh vật sống hoặc chất có nguồn gốc từ vi sinh vật, thực vật, động vật.
21. Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật bao gồm sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, thuốc thành phẩm, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.
22. Thời gian cách ly là khoảng thời gian tối thiểu kể từ ngày sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lần cuối cùng đến ngày thu hoạch sản phẩm hoặc khoảng thời gian tối thiểu kể từ ngày sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lần cuối cùng trong quá trình bảo quản đến khi sản phẩm được đưa vào sử dụng.
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
- Số hiệu: 41/2013/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 25/11/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1005 đến số 1006
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 6. Thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ
- Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 9. Hệ thống cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 10. Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Điều 11. Hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 12. Phí, lệ phí về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 13. Hành vi bị cấm
- Điều 14. Yêu cầu phòng, chống sinh vật gây hại thực vật
- Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của chủ thực vật
- Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 17. Công bố dịch hại thực vật
- Điều 18. Tổ chức chống dịch hại thực vật
- Điều 19. Công bố hết dịch hại thực vật
- Điều 20. Dự trữ và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia
- Điều 21. Kinh phí chống dịch hại thực vật
- Điều 22. Nội dung hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
- Điều 23. Điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
- Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
- Điều 25. Quy định về kiểm dịch thực vật
- Điều 26. Yêu cầu đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu
- Điều 27. Phân tích nguy cơ dịch hại
- Điều 28. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
- Điều 29. Kiểm dịch thực vật nhập khẩu
- Điều 30. Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu
- Điều 31. Kiểm dịch thực vật xuất khẩu
- Điều 32. Kiểm dịch thực vật quá cảnh
- Điều 33. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
- Điều 34. Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh
- Điều 35. Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 36. Hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 37. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 38. Hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 39. Hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 40. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 41. Thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 43. Kiểm dịch thực vật nội địa
- Điều 44. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong hoạt động kiểm dịch thực vật
- Điều 45. Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức kiểm dịch thực vật
- Điều 46. Quy định trang phục đối với công chức kiểm dịch thực vật
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 48. Quy định chung về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 49. Thuốc bảo vệ thực vật không được đăng ký hoặc bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
- Điều 50. Tổ chức, cá nhân được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam
- Điều 51. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 52. Hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 53. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 54. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 55. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 56. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 57. Cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 58. Thu hồi Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 59. Điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 61. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 63. Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 65. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 66. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 67. Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 68. Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 69. Bảo quản thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 70. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 71. Bao gói, nhãn thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 72. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật