Mục 2 Chương 4 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
MỤC 2. KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 55. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Việc khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện đối với tất cả thuốc bảo vệ thực vật trước khi đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; đối với thuốc bảo vệ thực vật sinh học được xét giảm yêu cầu khảo nghiệm.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
Điều 56. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
b) Giấy tờ chứng minh đáp ứng yêu cầu quy định tại
c) Tài liệu kỹ thuật của thuốc bảo vệ thực vật.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật có giá trị trong thời hạn 05 năm.
Điều 57. Cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật được cấp lại trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc thay đổi tên thương phẩm, thông tin của tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
b) Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 58. Thu hồi Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;
b) Phát hiện giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ xin cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
c) Thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người, động vật, thực vật, hệ sinh thái và môi trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương có thẩm quyền thu hồi Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
Điều 59. Điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Người đứng đầu tổ chức phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học và có giấy chứng nhận tập huấn về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
b) Người lao động có trình độ chuyên môn phù hợp và đã được tập huấn về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
c) Có cơ sở vật chất - kỹ thuật bảo đảm cho công tác khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
d) Không trực tiếp đứng tên đăng ký hoặc được ủy quyền đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục công nhận, công bố danh sách tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
b) Được thu phí khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo quy định;
c) Khiếu nại quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phải khách quan, chính xác;
b) Tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và các yêu cầu khảo nghiệm;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khảo nghiệm;
d) Lưu giữ toàn bộ số liệu thô của khảo nghiệm tối thiểu 05 năm kể từ ngày khảo nghiệm kết thúc;
đ) Chịu sự kiểm tra, giám sát hoạt động khảo nghiệm của cơ quan có thẩm quyền;
e) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
- Số hiệu: 41/2013/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 25/11/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1005 đến số 1006
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 6. Thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ
- Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 9. Hệ thống cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 10. Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Điều 11. Hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 12. Phí, lệ phí về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 13. Hành vi bị cấm
- Điều 14. Yêu cầu phòng, chống sinh vật gây hại thực vật
- Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của chủ thực vật
- Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 17. Công bố dịch hại thực vật
- Điều 18. Tổ chức chống dịch hại thực vật
- Điều 19. Công bố hết dịch hại thực vật
- Điều 20. Dự trữ và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia
- Điều 21. Kinh phí chống dịch hại thực vật
- Điều 22. Nội dung hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
- Điều 23. Điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
- Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
- Điều 25. Quy định về kiểm dịch thực vật
- Điều 26. Yêu cầu đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu
- Điều 27. Phân tích nguy cơ dịch hại
- Điều 28. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
- Điều 29. Kiểm dịch thực vật nhập khẩu
- Điều 30. Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu
- Điều 31. Kiểm dịch thực vật xuất khẩu
- Điều 32. Kiểm dịch thực vật quá cảnh
- Điều 33. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
- Điều 34. Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh
- Điều 35. Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 36. Hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 37. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 38. Hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 39. Hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 40. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 41. Thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 43. Kiểm dịch thực vật nội địa
- Điều 44. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong hoạt động kiểm dịch thực vật
- Điều 45. Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức kiểm dịch thực vật
- Điều 46. Quy định trang phục đối với công chức kiểm dịch thực vật
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 48. Quy định chung về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 49. Thuốc bảo vệ thực vật không được đăng ký hoặc bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
- Điều 50. Tổ chức, cá nhân được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam
- Điều 51. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 52. Hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 53. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 54. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 55. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 56. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 57. Cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 58. Thu hồi Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 59. Điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 61. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 63. Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 65. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 66. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 67. Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 68. Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 69. Bảo quản thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 70. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 71. Bao gói, nhãn thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 72. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật