Mục 4 Chương 4 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
MỤC 4. THU HỒI, TIÊU HỦY, THU GOM VÀ XỬ LÝ BAO GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SAU SỬ DỤNG
Điều 73. Thu hồi thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường, xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi
1. Thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định;
b) Hết hạn sử dụng;
c) Nhãn, bao gói thuốc bảo vệ thực vật có sai sót hoặc không đúng quy định.
2. Khi phát hiện thuốc bảo vệ thực vật thuộc diện bị thu hồi thì cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về lô thuốc phải thu hồi và có trách nhiệm thu hồi ngay toàn bộ thuốc đó.
Trong trường hợp cơ sở sản xuất, nhập khẩu không tự nguyện thu hồi thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi.
3. Các biện pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi bao gồm:
a) Tái xuất;
b) Tái chế;
c) Khắc phục lỗi ghi nhãn, bao gói;
d) Tiêu hủy.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định cụ thể khoản này.
4. Thẩm quyền xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương quyết định biện pháp và thời hạn xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi; kiểm tra việc thu hồi và xử lý thuốc của cơ sở buôn bán trên địa bàn; xử lý vi phạm về thu hồi thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở buôn bán trên địa bàn theo quy định;
b) Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương quyết định biện pháp và thời hạn xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi; kiểm tra việc thu hồi và xử lý thuốc của cơ sở sản xuất; xử lý vi phạm về thu hồi thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở buôn bán khi việc thu hồi thuốc xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu có thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi phải chịu mọi chi phí thu hồi và xử lý.
1. Các loại thuốc bảo vệ thực vật phải tiêu hủy bao gồm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam, không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại các
b) Thuốc bảo vệ thực vật giả;
c) Thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng mà không thể tái chế;
d) Thuốc bảo vệ thực vật không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định mà không thể tái chế hoặc tái xuất;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật vô chủ, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
2. Tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật buộc tiêu hủy phải thực hiện việc tiêu hủy theo quy định quản lý chất thải nguy hại của pháp luật về bảo vệ môi trường và chịu mọi chi phí.
3. Trường hợp thuốc bảo vệ thực vật vô chủ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc tiêu hủy và bố trí kinh phí.
Điều 75. Thu gom và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng
1. Việc thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định về quản lý chất thải nguy hại của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Kinh phí thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí từ ngân sách địa phương.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
- Số hiệu: 41/2013/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 25/11/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1005 đến số 1006
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 6. Thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ
- Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 9. Hệ thống cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 10. Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Điều 11. Hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 12. Phí, lệ phí về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 13. Hành vi bị cấm
- Điều 14. Yêu cầu phòng, chống sinh vật gây hại thực vật
- Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của chủ thực vật
- Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 17. Công bố dịch hại thực vật
- Điều 18. Tổ chức chống dịch hại thực vật
- Điều 19. Công bố hết dịch hại thực vật
- Điều 20. Dự trữ và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia
- Điều 21. Kinh phí chống dịch hại thực vật
- Điều 22. Nội dung hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
- Điều 23. Điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
- Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
- Điều 25. Quy định về kiểm dịch thực vật
- Điều 26. Yêu cầu đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu
- Điều 27. Phân tích nguy cơ dịch hại
- Điều 28. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
- Điều 29. Kiểm dịch thực vật nhập khẩu
- Điều 30. Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu
- Điều 31. Kiểm dịch thực vật xuất khẩu
- Điều 32. Kiểm dịch thực vật quá cảnh
- Điều 33. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
- Điều 34. Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh
- Điều 35. Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 36. Hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 37. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 38. Hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 39. Hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 40. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 41. Thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 43. Kiểm dịch thực vật nội địa
- Điều 44. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong hoạt động kiểm dịch thực vật
- Điều 45. Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức kiểm dịch thực vật
- Điều 46. Quy định trang phục đối với công chức kiểm dịch thực vật
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 48. Quy định chung về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 49. Thuốc bảo vệ thực vật không được đăng ký hoặc bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
- Điều 50. Tổ chức, cá nhân được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam
- Điều 51. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 52. Hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 53. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 54. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 55. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 56. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 57. Cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 58. Thu hồi Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 59. Điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 61. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 63. Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 65. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 66. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 67. Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 68. Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 69. Bảo quản thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 70. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 71. Bao gói, nhãn thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 72. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật