Mục 3 Chương 2 Luật bảo vệ môi trường 2014
Mục 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Điều 18. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường gồm:
a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
c) Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
2. Chính phủ quy định danh mục dự án quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 19. Thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại
2. Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án.
3. Kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường thể hiện dưới hình thức báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Chi phí lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc nguồn vốn đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm.
Điều 20. Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sau:
a) Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
c) Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 21. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường nhằm hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi trường và con người, bảo đảm sự phát triển bền vững của dự án.
2. Chủ dự án phải tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án.
3. Các dự án không phải thực hiện tham vấn gồm:
b) Thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Điều 22. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường.
2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
3. Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.
4. Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
5. Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
6. Biện pháp xử lý chất thải.
7. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
8. Kết quả tham vấn.
9. Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
10. Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.
11. Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Điều 23. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án sau:
a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Dự án liên ngành, liên tỉnh thuộc đối tượng quy định tại
c) Dự án do Chính phủ giao thẩm định.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình nhưng không thuộc đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình và các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 24. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao thẩm định tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định.
2. Thành viên hội đồng thẩm định và cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình.
3. Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến phản biện của cơ quan, tổ chức và chuyên gia để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Trong thời gian thẩm định, trường hợp có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án để thực hiện.
Điều 25. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan thẩm định, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; trường hợp không phê duyệt phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện các việc sau:
a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các đối tượng quy định tại
b) Cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản;
c) Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí;
đ) Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.
Điều 26. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt
1. Thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Trường hợp thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại
Điều 27. Trách nhiệm của chủ đầu tư trước khi đưa dự án vào vận hành
1. Tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ vận hành dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định. Những dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của chủ đầu tư dự án được quy định tại
Luật bảo vệ môi trường 2014
- Số hiệu: 55/2014/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 23/06/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 683 đến số 684
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
- Điều 6. Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích
- Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Nguyên tắc, cấp độ, kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 9. Nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 10. Trách nhiệm lập quy hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 11. Tham vấn, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 12. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 13. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 14. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 15. Nội dung chính của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 16. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 17. Tiếp thu ý kiến thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 18. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
- Điều 19. Thực hiện đánh giá tác động môi trường
- Điều 20. Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 21. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
- Điều 22. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 23. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 24. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 25. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 26. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt
- Điều 27. Trách nhiệm của chủ đầu tư trước khi đưa dự án vào vận hành
- Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 29. Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 30. Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 31. Thời điểm đăng ký, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 32. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 33. Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận
- Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 35. Bảo vệ môi trường trong điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Điều 36. Bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng
- Điều 37. Bảo vệ môi trường trong điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
- Điều 38. Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản
- Điều 39. Quy định chung về ứng phó với biến đổi khí hậu
- Điều 40. Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 41. Quản lý phát thải khí nhà kính
- Điều 42. Quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
- Điều 43. Phát triển năng lượng tái tạo
- Điều 44. Sản xuất và tiêu thụ thân thiện môi trường
- Điều 45. Thu hồi năng lượng từ chất thải
- Điều 46. Quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu
- Điều 47. Phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu
- Điều 48. Hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu
- Điều 49. Quy định chung về bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 50. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
- Điều 51. Phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo
- Điều 52. Quy định chung về bảo vệ môi trường nước sông
- Điều 53. Nội dung kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông
- Điều 54. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường nước lưu vực sông nội tỉnh
- Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
- Điều 56. Bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch
- Điều 57. Bảo vệ môi trường hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện
- Điều 58. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
- Điều 59. Quy định chung về bảo vệ môi trường đất
- Điều 60. Quản lý chất lượng môi trường đất
- Điều 61. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất
- Điều 62. Quy định chung về bảo vệ môi trường không khí
- Điều 63. Quản lý chất lượng môi trường không khí xung quanh
- Điều 64. Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
- Điều 65. Bảo vệ môi trường khu kinh tế
- Điều 66. Bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
- Điều 67. Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung
- Điều 68. Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Điều 69. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
- Điều 70. Bảo vệ môi trường làng nghề
- Điều 71. Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản
- Điều 72. Bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và cơ sở y tế
- Điều 73. Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng
- Điều 74. Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải
- Điều 75. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa
- Điều 76. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
- Điều 77. Bảo vệ môi trường trong hoạt động lễ hội, du lịch
- Điều 78. Bảo vệ môi trường đối với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y
- Điều 79. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở nghiên cứu, phòng thử nghiệm
- Điều 80. Yêu cầu bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư
- Điều 81. Bảo vệ môi trường nơi công cộng
- Điều 82. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình
- Điều 83. Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường
- Điều 84. Bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng
- Điều 85. Yêu cầu về quản lý chất thải
- Điều 86. Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải
- Điều 87. Thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ
- Điều 88. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải
- Điều 89. Trách nhiệm của chủ đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trong quản lý chất thải
- Điều 90. Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại
- Điều 91. Phân loại, thu gom, lưu giữ trước khi xử lý chất thải nguy hại
- Điều 92. Vận chuyển chất thải nguy hại
- Điều 93. Điều kiện của cơ sở xử lý chất thải nguy hại
- Điều 94. Nội dung quản lý chất thải nguy hại trong quy hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 95. Trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường
- Điều 96. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường
- Điều 97. Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường
- Điều 98. Nội dung quản lý chất thải rắn thông thường trong quy hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 99. Quy định chung về quản lý nước thải
- Điều 100. Thu gom, xử lý nước thải
- Điều 101. Hệ thống xử lý nước thải
- Điều 102. Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải
- Điều 103. Quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ
- Điều 105. Quy định chung về khắc phục ô nhiễm môi trường và phân loại khu vực ô nhiễm
- Điều 106. Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
- Điều 107. Trách nhiệm trong khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
- Điều 108. Phòng ngừa sự cố môi trường
- Điều 109. Ứng phó sự cố môi trường
- Điều 110. Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường
- Điều 111. Xác định thiệt hại do sự cố môi trường
- Điều 112. Trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường
- Điều 113. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Điều 114. Nguyên tắc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Điều 115. Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Điều 116. Yêu cầu đối với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh
- Điều 117. Yêu cầu đối với quy chuẩn kỹ thuật về chất thải
- Điều 118. Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Điều 119. Tiêu chuẩn môi trường
- Điều 120. Xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn môi trường
- Điều 121. Hoạt động quan trắc môi trường
- Điều 122. Thành phần môi trường và chất phát thải cần được quan trắc
- Điều 123. Chương trình quan trắc môi trường
- Điều 124. Hệ thống quan trắc môi trường
- Điều 125. Trách nhiệm quan trắc môi trường
- Điều 126. Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường
- Điều 127. Quản lý số liệu quan trắc môi trường
- Điều 128. Thông tin môi trường
- Điều 129. Thu thập và quản lý thông tin môi trường
- Điều 130. Công bố, cung cấp thông tin môi trường
- Điều 131. Công khai thông tin môi trường
- Điều 134. Trách nhiệm báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm
- Điều 135. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường
- Điều 136. Nội dung bảo vệ môi trường trong báo cáo kinh tế - xã hội hằng năm
- Điều 137. Trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường
- Điều 138. Nội dung báo cáo hiện trạng môi trường
- Điều 139. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
- Điều 140. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ
- Điều 141. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 142. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
- Điều 143. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 144. Trách nhiệm và quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Điều 145. Trách nhiệm và quyền của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Điều 146. Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư
- Điều 147. Chi ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường
- Điều 148. Phí bảo vệ môi trường
- Điều 149. Quỹ bảo vệ môi trường
- Điều 150. Phát triển dịch vụ môi trường
- Điều 151. Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường
- Điều 152. Phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường
- Điều 153. Phát triển công nghiệp môi trường
- Điều 154. Truyền thông, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường
- Điều 155. Giáo dục về môi trường, đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường
- Điều 156. Ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về môi trường
- Điều 157. Bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Điều 158. Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
- Điều 159. Trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường
- Điều 160. Xử lý vi phạm
- Điều 161. Tranh chấp về môi trường
- Điều 162. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường
- Điều 163. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
- Điều 164. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường
- Điều 165. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
- Điều 166. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
- Điều 167. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường