Mục 3 Chương 10 Luật bảo vệ môi trường 2014
Mục 3. PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Điều 108. Phòng ngừa sự cố môi trường
1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
a) Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
b) Lắp đặt thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường;
c) Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường;
d) Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật;
đ) Có biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các nội dung sau:
a) Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại sự cố môi trường có thể xảy ra trong phạm vi cả nước, từng khu vực, địa phương;
b) Xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ và ứng phó sự cố môi trường;
c) Xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường hằng năm và định kỳ 05 năm.
Điều 109. Ứng phó sự cố môi trường
1. Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố;
b) Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để kịp thời ứng phó sự cố;
c) Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở, địa phương thì người đứng đầu cơ sở, địa phương nơi có sự cố có trách nhiệm phối hợp ứng phó;
d) Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địa phương thì người đứng đầu phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; cơ sở, địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi khả năng của mình.
2. Việc ứng phó sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
3. Nhân lực, vật tư, phương tiện sử dụng để ứng phó sự cố môi trường được bồi hoàn và thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.
4. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây ra được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 110. Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm xây dựng năng lực phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.
2. Nhà nước xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường và hệ thống trang thiết bị cảnh báo sự cố môi trường.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở dịch vụ ứng phó sự cố môi trường.
Điều 111. Xác định thiệt hại do sự cố môi trường
1. Nội dung điều tra, xác định thiệt hại do sự cố môi trường gồm:
a) Phạm vi, giới hạn khu vực bị ô nhiễm do sự cố môi trường;
b) Mức độ ô nhiễm;
c) Nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan;
d) Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;
đ) Thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu bên gây ô nhiễm, sự cố phải bồi thường.
2. Trách nhiệm điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa bàn;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức, điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa bàn liên tỉnh.
3. Kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường phải được công khai.
Điều 112. Trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường
1. Tổ chức, cá nhân gây sự cố môi trường có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;
b) Tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng;
c) Thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;
đ) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.
2. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ra sự cố môi trường mà không tự thỏa thuận về trách nhiệm thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
3. Trường hợp sự cố môi trường do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.
4. Trường hợp sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn liên tỉnh thì việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Luật bảo vệ môi trường 2014
- Số hiệu: 55/2014/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 23/06/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 683 đến số 684
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
- Điều 6. Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích
- Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Nguyên tắc, cấp độ, kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 9. Nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 10. Trách nhiệm lập quy hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 11. Tham vấn, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 12. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 13. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 14. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 15. Nội dung chính của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 16. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 17. Tiếp thu ý kiến thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 18. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
- Điều 19. Thực hiện đánh giá tác động môi trường
- Điều 20. Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 21. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
- Điều 22. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 23. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 24. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 25. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 26. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt
- Điều 27. Trách nhiệm của chủ đầu tư trước khi đưa dự án vào vận hành
- Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 29. Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 30. Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 31. Thời điểm đăng ký, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 32. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 33. Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận
- Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 35. Bảo vệ môi trường trong điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Điều 36. Bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng
- Điều 37. Bảo vệ môi trường trong điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
- Điều 38. Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản
- Điều 39. Quy định chung về ứng phó với biến đổi khí hậu
- Điều 40. Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 41. Quản lý phát thải khí nhà kính
- Điều 42. Quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
- Điều 43. Phát triển năng lượng tái tạo
- Điều 44. Sản xuất và tiêu thụ thân thiện môi trường
- Điều 45. Thu hồi năng lượng từ chất thải
- Điều 46. Quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu
- Điều 47. Phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu
- Điều 48. Hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu
- Điều 49. Quy định chung về bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 50. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
- Điều 51. Phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo
- Điều 52. Quy định chung về bảo vệ môi trường nước sông
- Điều 53. Nội dung kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông
- Điều 54. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường nước lưu vực sông nội tỉnh
- Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
- Điều 56. Bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch
- Điều 57. Bảo vệ môi trường hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện
- Điều 58. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
- Điều 59. Quy định chung về bảo vệ môi trường đất
- Điều 60. Quản lý chất lượng môi trường đất
- Điều 61. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất
- Điều 62. Quy định chung về bảo vệ môi trường không khí
- Điều 63. Quản lý chất lượng môi trường không khí xung quanh
- Điều 64. Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
- Điều 65. Bảo vệ môi trường khu kinh tế
- Điều 66. Bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
- Điều 67. Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung
- Điều 68. Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Điều 69. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
- Điều 70. Bảo vệ môi trường làng nghề
- Điều 71. Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản
- Điều 72. Bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và cơ sở y tế
- Điều 73. Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng
- Điều 74. Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải
- Điều 75. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa
- Điều 76. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
- Điều 77. Bảo vệ môi trường trong hoạt động lễ hội, du lịch
- Điều 78. Bảo vệ môi trường đối với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y
- Điều 79. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở nghiên cứu, phòng thử nghiệm
- Điều 80. Yêu cầu bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư
- Điều 81. Bảo vệ môi trường nơi công cộng
- Điều 82. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình
- Điều 83. Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường
- Điều 84. Bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng
- Điều 85. Yêu cầu về quản lý chất thải
- Điều 86. Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải
- Điều 87. Thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ
- Điều 88. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải
- Điều 89. Trách nhiệm của chủ đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trong quản lý chất thải
- Điều 90. Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại
- Điều 91. Phân loại, thu gom, lưu giữ trước khi xử lý chất thải nguy hại
- Điều 92. Vận chuyển chất thải nguy hại
- Điều 93. Điều kiện của cơ sở xử lý chất thải nguy hại
- Điều 94. Nội dung quản lý chất thải nguy hại trong quy hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 95. Trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường
- Điều 96. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường
- Điều 97. Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường
- Điều 98. Nội dung quản lý chất thải rắn thông thường trong quy hoạch bảo vệ môi trường
- Điều 99. Quy định chung về quản lý nước thải
- Điều 100. Thu gom, xử lý nước thải
- Điều 101. Hệ thống xử lý nước thải
- Điều 102. Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải
- Điều 103. Quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ
- Điều 105. Quy định chung về khắc phục ô nhiễm môi trường và phân loại khu vực ô nhiễm
- Điều 106. Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
- Điều 107. Trách nhiệm trong khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
- Điều 108. Phòng ngừa sự cố môi trường
- Điều 109. Ứng phó sự cố môi trường
- Điều 110. Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường
- Điều 111. Xác định thiệt hại do sự cố môi trường
- Điều 112. Trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường
- Điều 113. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Điều 114. Nguyên tắc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Điều 115. Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Điều 116. Yêu cầu đối với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh
- Điều 117. Yêu cầu đối với quy chuẩn kỹ thuật về chất thải
- Điều 118. Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Điều 119. Tiêu chuẩn môi trường
- Điều 120. Xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn môi trường
- Điều 121. Hoạt động quan trắc môi trường
- Điều 122. Thành phần môi trường và chất phát thải cần được quan trắc
- Điều 123. Chương trình quan trắc môi trường
- Điều 124. Hệ thống quan trắc môi trường
- Điều 125. Trách nhiệm quan trắc môi trường
- Điều 126. Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường
- Điều 127. Quản lý số liệu quan trắc môi trường
- Điều 128. Thông tin môi trường
- Điều 129. Thu thập và quản lý thông tin môi trường
- Điều 130. Công bố, cung cấp thông tin môi trường
- Điều 131. Công khai thông tin môi trường
- Điều 134. Trách nhiệm báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm
- Điều 135. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường
- Điều 136. Nội dung bảo vệ môi trường trong báo cáo kinh tế - xã hội hằng năm
- Điều 137. Trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường
- Điều 138. Nội dung báo cáo hiện trạng môi trường
- Điều 139. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
- Điều 140. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ
- Điều 141. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 142. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
- Điều 143. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 144. Trách nhiệm và quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Điều 145. Trách nhiệm và quyền của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Điều 146. Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư
- Điều 147. Chi ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường
- Điều 148. Phí bảo vệ môi trường
- Điều 149. Quỹ bảo vệ môi trường
- Điều 150. Phát triển dịch vụ môi trường
- Điều 151. Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường
- Điều 152. Phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường
- Điều 153. Phát triển công nghiệp môi trường
- Điều 154. Truyền thông, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường
- Điều 155. Giáo dục về môi trường, đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường
- Điều 156. Ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về môi trường
- Điều 157. Bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Điều 158. Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
- Điều 159. Trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường
- Điều 160. Xử lý vi phạm
- Điều 161. Tranh chấp về môi trường
- Điều 162. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường
- Điều 163. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
- Điều 164. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường
- Điều 165. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
- Điều 166. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
- Điều 167. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường