Chương 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Luật này quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Luật này được áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân); tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng.
2. Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang.
3. Gia đình thay thế là gia đình hoặc cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
4. Cơ sở trợ giúp trẻ em là tổ chức được thành lập để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Điều 4. Không phân biệt đối xử với trẻ em
Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
1. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ở trong nước và nước ngoài góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Điều 6. Thực hiện quyền của trẻ em
1. Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện.
2. Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
2. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Thể dục Thể thao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo sự phân công của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Điều 9. Nguồn tài chính cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Nguồn tài chính cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bao gồm ngân sách nhà nước, viện trợ quốc tế, ủng hộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.
Điều 10. Hợp tác quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
1. Nhà nước có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước và thông lệ quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
a) Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
b) Tham gia các tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
d) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; trao đổi thông tin và kinh nghiệm về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Các tổ chức quốc tế liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ngoài được hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- Số hiệu: 25/2004/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 15/06/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 29 đến số 30
- Ngày hiệu lực: 01/01/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Trẻ em
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Không phân biệt đối xử với trẻ em
- Điều 5. Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Điều 6. Thực hiện quyền của trẻ em
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Điều 9. Nguồn tài chính cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Điều 10. Hợp tác quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Điều 11. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
- Điều 12. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
- Điều 13. Quyền sống chung với cha mẹ
- Điều 14. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự
- Điều 15. Quyền được chăm sóc sức khoẻ
- Điều 16. Quyền được học tập
- Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch
- Điều 18. Quyền được phát triển năng khiếu
- Điều 19. Quyền có tài sản
- Điều 20. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội
- Điều 21. Bổn phận của trẻ em
- Điều 22. Những việc trẻ em không được làm
- Điều 23. Trách nhiệm đăng ký khai sinh
- Điều 24. Trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng
- Điều 25. Trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em sống chung với cha mẹ
- Điều 26. Trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự
- Điều 27. Trách nhiệm bảo vệ sức khỏe
- Điều 28. Trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập
- Điều 29. Trách nhiệm bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch
- Điều 30. Trách nhiệm bảo đảm quyền phát triển năng khiếu
- Điều 31. Trách nhiệm bảo đảm quyền dân sự
- Điều 32. Trách nhiệm bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội
- Điều 33. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Điều 34. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Điều 35. Trách nhiệm của cơ quan thông tin tuyên truyền
- Điều 36. Trách nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật
- Điều 37. Trách nhiệm của Nhà nước
- Điều 38. Bảo trợ các hoạt động vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Điều 39. Quỹ bảo trợ trẻ em
- Điều 40. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
- Điều 41. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
- Điều 42. Chính sách của Nhà nước đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
- Điều 43. Hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
- Điều 44. Điều kiện thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em
- Điều 45. Hồ sơ xin phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em
- Điều 46. Thời hạn cho phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em
- Điều 47. Thẩm quyền thành lập, tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em
- Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
- Điều 49. Kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
- Điều 50. Hoạt động dịch vụ của cơ sở trợ giúp trẻ em
- Điều 51. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi
- Điều 52. Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học
- Điều 53. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS
- Điều 54. Trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại, trẻ em phải làm việc xa gia đình
- Điều 55. Trẻ em lang thang
- Điều 56. Trẻ em bị xâm hại tình dục
- Điều 57. Trẻ em nghiện ma túy
- Điều 58. Trẻ em vi phạm pháp luật