Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9425:2012

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - PHƯƠNG PHÁP TELLUA

Investigation, evaluation and exploration of minerals. Magnetotelluric method

Lời nói đầu

TCVN 9425:2012 - Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp tellua - do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - PHƯƠNG PHÁP TELLUA

Investigation, Evaluation and Exploration of Minerals. Magnetotelluric method

1. Định nghĩa phương pháp, phạm vi áp dụng

1.1. Nguyên tắc của phương pháp:

Phương pháp tellua là phương pháp địa vật lý sử dụng trường điện từ tự nhiên của Trái đất để nghiên cứu cấu trúc địa chất và thăm dò khoáng sản.

Phương pháp đo sâu từ tellua là phương pháp tellua khi nghiên cứu trở kháng của trường từ tellua trong dải tần số từ tần số cao cỡ n.103Hz đến tần số thấp cỡ n.10-3Hz để tăng dần chiều sâu khảo sát.

Dựa vào dải tần số và tương ứng với chiều sâu khảo sát người ta chia đo sâu từ tellua thành hai phương pháp:

- Phương pháp đo sâu từ tellua (MT) quan sát ở dải tần số thấp từ vài chục Hz đến n.10-3Hz, có chiều sâu khảo sát từ km đến vài chục km để nghiên cứu cấu trúc sâu của vỏ Quả đất.

- Phương pháp đo sâu từ tellua âm tần (AMT) là phương pháp đo sâu từ tellua quan sát ở dải tần số cao (dải âm tần) từ n.103Hz đến 1Hz, có chiều sâu khảo sát từ vài chục mét đến cỡ km để nghiên cứu cấu trúc địa chất gần mặt đất.

1.2. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các nội dung kỹ thuật chủ yếu mà các tổ chức và cá nhân cần phải thực hiện khi sử dụng phương pháp tellua trong điều tra, đánh giá địa chất và thăm dò khoáng sản.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 9434:2012. Công tác trắc địa phục vụ đo địa vật lý. 2012.

3. Thuật ngữ, định nghĩa

3.1. Ăng ten điện

Hai đường dây điện dài từ 20m đến 100m đối xứng với máy ghi, đầu cuối được nối với đất bằng điện cực thu, đầu còn lại được kết nối với bộ tiền khuyếch đại.

3.2. Ăng ten từ

Một hình trụ dài 1 mét với các cuộn dây nhỏ cuộn chồng lên nhau, ở giữa có lõi độ thấm từ cao được đặt vào.

3.3. Bộ tiền khuyếch đại

Bộ phận có chức năng khuyếch đại sơ bộ tín hiệu điện.

3.4. Điện cực

Một vật dẫn điện được chế tạo dạng thanh có một đầu nhọn cắm vào đất để đưa dòng điện nảy sinh trong đất đá tới máy ghi.

3.5. Hệ số liên kết

Biểu thị tương quan giữa thành phần điện (E) và thành phần từ (H) với 0 £ K £ 1. K càng lớn nhiễu càng nhỏ thể hiện tín hiệu thu tốt.

3.6. Maxnumberiteration

Số vòng lặp tối đa để chương trình chọn được mô hình tối ưu.

3.7. Module TXT2LAF

Phần mềm chuyển file dạng *.txt sang file dạng *.LAF để tiếp tục xử lý.

3.8. Module LAF2LAF

Phần mềm xử lý các file *.LAF, biên tập kết quả và kết xuất ra máy in.

4. Máy móc, thiết bị sử dụng

4.1. Yêu cầu về máy, thiết bị

4.1.1. Các máy và thiết bị chủ yếu dùng trong phương pháp đo sâu từ tellua âm tần là các máy ghi kỹ thuật số đo được dải tần số vài nghìn Hz đến 1Hz và các thiết bị, dụng cụ kèm theo như: máy tính PC xách tay, máy GPS, điện cực, các đồng hồ đo lường, dây điện, máy bộ đàm, điện thoại, máy tính, nguồn nuôi máy v.v…

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9425:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp Tellua

  • Số hiệu: TCVN9425:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản