Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9417:2012

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN TRƯỜNG THIÊN NHIÊN VÀ NẠP ĐIỆN

Investigation, evaluation and exploration of minerals - Self - potential method and chargsed method

Lời nói đầu

TCVN 9417 : 2012 - Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp điện trường tự nhiên và nạp điện - do Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN TRƯỜNG THIÊN NHIÊN VÀ NẠP ĐIỆN

Investigation, evaluation and exploration of minerals - Self - potential method and chargsed method

1. Nguyên tắc và phạm vi áp dụng

1.1. Nguyên tắc của phương pháp:

1.1.1. Phương pháp điện trường tự nhiên (ĐTTN) nghiên cứu trường điện tự nhiên do đất đá hoặc quặng gây ra. Khảo sát trường điện tự nhiên cho phép phát hiện và đánh giá được đối tượng gây ra chúng.

1.1.2. Phương pháp nạp điện (NĐ) là một phương pháp thăm dò điện nghiên cứu trường điện hoặc trường từ của đối tượng có độ dẫn điện cao hơn môi trường vây quanh khi cắm một điện cực nạp dòng điện vào đối tượng nghiên cứu, còn điện cực kia ở xa "vô cùng".

1.2. Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định các nội dung kỹ thuật chủ yếu phải thực hiện khi tiến hành các phương pháp ĐTTN, NĐ phục vụ mục đích đánh giá và thăm dò các thân quặng và đối tượng có độ dẫn điện cao như quặng sunphua, đa kim, sắt, titan inmenit, than đá, graphit; nghiên cứu địa chất thủy văn (xác định các vị trí tích tụ nước, hướng và tốc độ dòng chảy); đo vẽ bản đồ địa chất.

2. Các thuật ngữ, định nghĩa

2.1. Thăm dò điện (electriccity survey): là một trong các phương pháp địa vật lý nghiên cứu cấu trúc vỏ trái đất; phát hiện, đánh giá và thăm dò các khoáng sản có ích dựa trên việc quan sát trường điện, trường điện từ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo.

2.2. Điện cực không phân cực (non-polarization electrode): là loại điện cực có điện thế phân cực rất nhỏ khi cắm vào môi trường đất đá. Điện cực không phân cực có thể là điện cực chế tạo bằng gốm hoặc kim loại.

2.3. Điện cực phát (current electrode): là một thiết bị dẫn điện dùng để đưa dòng điện sinh trong đất đá tới các máy đo điện. Điện cực phát thường là điện cực bằng kim loại.

2.4. Phương pháp đo thế (potential measurement method): Là phương pháp đo điện thế giữa hai điện cực khi cắm chúng vào đất đá, trong đó có một điện cực cắm cố định, một điện cực di chuyển. Trong phương pháp ĐTTN, điện cực sử dụng là điện cực không phân cực.

2.5. Phương pháp đo gradien thế (potential gradient measurement method): Là phương pháp đo hiệu điện thế giữa hai điện cực cắm kế tiếp nhau.

2.6. Mặt cắt địa điện (electro-geological cross-section): là mặt cắt địa chất được xây dựng theo các tham số điện.

2.7. Mô hình địa điện một chiều (one - dimension model - 1D): là mô hình mặt cắt địa điện gồm 2 trường hợp

2.7.1. Mặt cắt phân lớp nằm ngang (horizontal cross-section): là mô hình giống như môi trường trầm tích gồm các lớp nằm ngang có điện trở suất r1, h1; r2,h2;…; rn,hn với hàm điện trở suất phụ thuộc vào chiều sâu r = r(z).

2.7.2. Mặt cắt phân lớp thẳng đứng (vertical cross-section): là mô hình tương tự như môi trường đất đá bị bóc mòn chỉ còn đá gốc có ranh giới dốc đứng, có hàm điện trở suất phụ thuộc vào chiều ngang r = r(x).

2.8. Mô hình địa điện 2 chiều (two - dimension model - 2D): là mặt cắt địa điện có tham số điện thay đổi theo 2 chiều (chiều ngang và chiều sâu).

2.9. Mô hình địa điện 3 chiều (three - dimension model - 3D): là khối địa điện có tham số điện thay đổi theo cả 3 chiều x, y, z gần đúng với môi trường thực tế.

3. Máy,

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9417:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp điện trường thiên nhiên và nạp điện

  • Số hiệu: TCVN9417:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản