Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12171:2017

ISO 16089:2015

MÁY CÔNG CỤ - AN TOÀN - MÁY MÀI TĨNH TẠI

Machine tools - Safety - Stationary grinding machines

 

Lời nói đầu

TCVN 12171:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 16089:2015.

TCVN 12171:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 39 Máy công cụ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÁY CÔNG CỤ - AN TOÀN - MÁY MÀI TĨNH TẠI

Machine tools - Safety - Stationary grinding machines

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và/hoặc các biện pháp để loại bỏ các mối nguy hiểm hoặc giảm thiểu các rủi ro đối với các nhóm máy mài tĩnh tại dưới đây, chúng được thiết kế chủ yếu để tạo hình kim loại bằng phương pháp mài:

- Nhóm 1: Các máy mài điều khiển bằng tay không có các trục được vận hành bằng năng lượng và không có điều khiển số.

- Nhóm 2: Các máy mài điều khiển bằng tay với các trục được vận hành bằng năng lượng và khả năng điều khiển số hạn chế, nếu thích hợp.

- Nhóm 3: Các máy mài điều khiển số.

CHÚ THÍCH 1: Thông tin chi tiết về các nhóm máy mài, xem các định nghĩa ở 3.1 và 3.4.

CHÚ THÍCH 2: Nói chung, các yêu cầu trong tiêu chuẩn này áp dụng được cho tất cả các nhóm máy mài. Nếu các yêu cầu chỉ áp dụng được cho một số nhóm đặc biệt thì (các) nhóm máy mài đặc biệt này cần được quy định.

Tiêu chuẩn này bao gồm các mối nguy hiểm nghiêm trọng được liệt kê trong Điều 4 và áp dụng cho các thiết bị đi kèm của máy (ví dụ như chi tiết gia công, thiết bị kẹp dụng cụ cắt và chi tiết gia công, dụng cụ vận chuyển), chúng làm thành bộ phận của máy.

Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các máy được tích hợp trong dây chuyền sản xuất tự động hoặc máy mài riêng lẻ do các rủi ro và mối nối nguy hiểm phát sinh có thể so sánh được với các rủi ro và mối nguy hiểm của các máy làm việc riêng biệt.

Tiêu chuẩn này cũng bao gồm trong Điều 7 một danh sách tối thiểu các thông tin liên quan đến an toàn mà nhà sản xuất phải cung cấp cho người sử dụng. Cũng xem ISO 12100:2010, Hình 2, trong đó minh họa mối tương tác giữa trách nhiệm của nhà sản xuất và của người sử dụng về an toàn trong vận hành.

Trách nhiệm của người sử dụng là nhận biết các mối nguy hiểm cụ thể (ví dụ: cháy và nổ) và giảm bớt những rủi ro liên đới có thể là tới hạn (ví dụ: liệu hệ thống hút trung tâm có hoạt động đúng hay không).

Nếu có thêm một số nguyên công gia công kim loại (như nguyên công phay, tiện, cắt laze), tiêu chuẩn này có thể được lấy làm cơ sở cho các yêu cầu về an toàn. Đối với thông tin cụ thể về các mối nguy hiểm phát sinh từ các nguyên công gia công kim loại khác, chúng được quy định bởi các tiêu chuẩn khác, xem trong thư mục tài liệu tham khảo.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các máy mài khôn tĩnh, máy đánh bóng và máy mài dùng dây đai và không áp dụng cho dụng cụ điện cầm tay vận hành bằng động cơ phù hợp với IEC 61029-2-4 và IEC 61029-2-10.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 6700-1 (ISO 9606-1), Kiểm tra chấp nhận thợ hàn - Hàn nóng chảy - Phần 1: Thép;

TCVN 6700-2 (ISO 9606-2), Kiểm tra chấp nhận thợ hàn - Hàn nóng chảy - Phần 2: Nhôm và hợp kim nhôm;

TCVN 6719 (ISO 13850), An toàn máy - Dừng khẩn cấp - Nguyên tắc thiết kế;

TCVN 7300 (ISO 14118), An toàn máy - Ngăn chặn khởi động bất ngờ;

TCVN 7384-1:2010 (ISO 13849-1:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12171:2017 (ISO 16089:2015) về Máy công cụ - An toàn - Máy mài tĩnh tại

  • Số hiệu: TCVN12171:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản