ĐẬU ĐỖ - XÁC ĐỊNH AXIT HYDROXYANIC GLYCOSIDIC
Pulses - Determination of glycosidic hydrocyanic acid
Lời nói đầu
TCVN 11509:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 2164:1975;
TCVN 11509:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;
ĐẬU ĐỖ - XÁC ĐỊNH AXIT HYDROXYANIC GLYCOSIDIC
Pulses - Determination of glycosidic hydrocyanic acid
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định axit hydroxyanic glycosidic trong đậu đỗ.
Phương pháp này có thể cần sửa đổi nếu trong mẫu có mặt một số hợp chất sulfit hoặc các hợp chất lưu huỳnh khác. Ngược lại, nếu các hợp chất đó không có mặt, thì có thể sử dụng quy trình chuẩn độ thủy ngân, chi tiết được nêu trong Phụ lục A.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO/R 951, Pulses - Sampling (Đậu đỗ - Lấy mẫu)1).
ISO 2170, Cereals and pulses - Sampling of milled products (Ngũ cốc và đậu đỗ - Lấy mẫu sản phẩm nghiền)1).
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
Axit hydroxyanic glycosidic trong đậu đỗ (glycosidic hydrocyanic acid in pulses)
Axit hydroxyanic xác định được theo phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này.
Hàm lượng axit hydroxyanic glycosidic được biểu thị bằng miligam axit hydroxyanic (HCN) trên kilogam sản phẩm.
Sau khi thủy phân các glycosid, chưng cất để giải phóng các axit hydroxyanic.
Xác định lượng axit thu được như sau:
- Chuẩn độ trực tiếp axit trong dịch cất bằng dung dịch bạc nitrat trong môi trường amoniac và với sự có mặt kali iodua, axit hydroxyanic tạo thành phức tan Ag(CN)2- và điểm kết thúc chuẩn độ là khi xuất hiện vẩn đục vì kết tủa bạc iodua, hoặc;
- Chuẩn độ ngược lượng dư của dung dịch bạc nitrat bằng dung dịch amoni thioxyanat trong môi trường axit nitric loãng vừa đủ, với sự có mặt ion sắt (III), axit hydroxyanic kết tủa với bạc xyanua (AgCN).
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích; nước được sử dụng phải là nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
5.1 Kali dihydro phosphat (KH2PO4), dung dịch 20 g/l.
5.2 Natri axetat, dung dịch 20 g/l đưa về pH 5,0 ± 0,5, sử dụng vài mililit axit axetic.
5.3 Natri hydroxit, dạng viên.
5.4 Dung dịch amoniac, 6 N (ρ20 = 0,96 g/ml), thu được bằng cách pha loãng dung dịch amoniac đậm đặc, ρ20 0,92 g/ml với một lượng nước tương đương.
Đối với chuẩn độ trực tiếp:
5.5 Bạc nitrat, dung dịch chuẩn, 0,01 N.
5.6 Kali iodua (KI), dung dịch 50 g/l.
Đối với chuẩn độ ngược:
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9705:2013 (CODEX STAN 171-1989, Rev.1-1995) về Đậu đỗ
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8133-2:2011 (ISO/TS 16634-2 : 2009) về sản phẩm thực phẩm - Xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng cách đốt cháy theo nguyên tắc dumas và tính hàm lượng protein thô - Phần 2: Ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm ngũ cốc nghiền
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8125:2015 (ISO 20483:2013) về Ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô – Phương pháp Kjeldahl
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11115:2015 (ISO 3139:1976 WITH AMENDMENT 1:1980) về Axit flohydric dạng nước sử dụng trong công nghiệp - Lấy mẫu và phương pháp thử
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11117:2015 (ISO 3707:1976) về Axit phosphoric sử dụng trong công nghiệp (bao gồm cả thực phẩm) - Xác định hàm lượng canxi - Phương pháp hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
- 1Quyết định 4217/QĐ-BKHCN năm 2016 công bố Tiêu chuẩn quốc gia Ngũ cốc - Rau đông lạnh nhanh
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5451:2008 (ISO 13690:1999) về ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm nghiền - lấy mẫu từ khối hàng tĩnh
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9027:2011 (ISO 24333:2009) về Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc - Lấy mẫu
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9705:2013 (CODEX STAN 171-1989, Rev.1-1995) về Đậu đỗ
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8133-2:2011 (ISO/TS 16634-2 : 2009) về sản phẩm thực phẩm - Xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng cách đốt cháy theo nguyên tắc dumas và tính hàm lượng protein thô - Phần 2: Ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm ngũ cốc nghiền
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8125:2015 (ISO 20483:2013) về Ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô – Phương pháp Kjeldahl
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11115:2015 (ISO 3139:1976 WITH AMENDMENT 1:1980) về Axit flohydric dạng nước sử dụng trong công nghiệp - Lấy mẫu và phương pháp thử
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11117:2015 (ISO 3707:1976) về Axit phosphoric sử dụng trong công nghiệp (bao gồm cả thực phẩm) - Xác định hàm lượng canxi - Phương pháp hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11509:2016 (ISO 2164:1975) về Đậu đỗ - Xác định axit hydroxyanic glycosidic
- Số hiệu: TCVN11509:2016
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2016
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực