Điều 6 Thông tư 89/2015/TT-BTC hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 6. Nhập, xuất theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng
1. Phân bổ, giao kế hoạch nhập, xuất luân phiên đổi hàng.
Hàng năm, căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch dự trữ quốc gia, thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia hoặc người được thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật chịu trách nhiệm phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc; đối với hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch cho các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.
2. Thực hiện nhập, xuất luân phiên đổi hàng.
a) Chuẩn bị nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia:
- Chuẩn bị kho nhập hàng dự trữ quốc gia: Kho nhập hàng dự trữ quốc gia phải phù hợp với yêu cầu bảo quản từng loại hàng. Đối với các doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản, hàng dự trữ quốc gia phải được cất giữ riêng ngăn kho, ô kho hoặc riêng bồn, bể chứa.
- Chuẩn bị phương tiện, thiết bị phục vụ nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia: Các phương tiện, thiết bị để chuyển hàng khi nhập, xuất kho; thiết bị cân, đo lường, kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia phải được chuẩn bị đầy đủ và được kiểm định để bảo đảm hoạt động chính xác.
- Chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, kịp thời khắc phục sự cố xảy ra trong khi nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia.
- Chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực bốc xếp hàng dự trữ quốc gia.
b) Thực hiện nhập kho, xuất kho hàng dự trữ quốc gia:
- Trước khi nhập kho, xuất kho, các đơn vị dự trữ quốc gia và tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia đối với từng loại hàng dự trữ quốc gia theo quy định. Nghiêm cấm nhập kho dự trữ quốc gia đối với hàng không đảm bảo yêu cầu chất lượng theo quy định.
- Khi nhập kho, xuất kho, các đơn vị dự trữ quốc gia và tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện cân nhận, kiểm đếm để xác định chính xác số lượng, khối lượng hàng hóa nhập kho, xuất kho theo đơn vị đo lường hợp pháp.
- Các đơn vị dự trữ quốc gia và tổ chức, cá nhân có liên quan phải ghi chép sổ sách, lập hồ sơ chứng từ nhập, xuất và thực hiện chế độ báo cáo kết quả nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định hiện hành.
Thông tư 89/2015/TT-BTC hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
- Điều 5. Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
- Điều 6. Nhập, xuất theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng
- Điều 7. Nhập, xuất điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia
- Điều 8. Nhập tăng số lượng hàng dự trữ quốc gia đối với số lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với số lượng của sổ kế toán
- Điều 9. Nhập hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác
- Điều 10. Xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia
- Điều 11. Dừng nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
- Điều 12. Thẩm quyền quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
- Điều 13. Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu
- Điều 14. Mua hàng dự trữ quốc gia theo phương thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng
- Điều 15. Kế hoạch bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia
- Điều 16. Thẩm quyền trong bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia
- Điều 17. Đăng ký tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia
- Điều 18. Tổ chức bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia
- Điều 19. Hợp đồng mua bán hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá
- Điều 20. Xác định cuộc bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia không thành
- Điều 23. Điều kiện bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng
- Điều 24. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng
- Điều 25. Trình tự thực hiện bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng