Điều 14 Thông tư 89/2015/TT-BTC hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 14. Mua hàng dự trữ quốc gia theo phương thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng
1. Mua hàng dự trữ quốc gia theo phương thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng được áp dụng đối với mua thóc dự trữ quốc gia.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt kế hoạch mua thóc dự trữ quốc gia theo phương thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng.
3. Trình tự, thủ tục mua thóc
a) Căn cứ nhiệm vụ mua thóc dự trữ quốc gia được giao, niên vụ, thời gian thu hoạch trên từng địa phương, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực lập kế hoạch mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt. Kế hoạch mua thóc dự trữ quốc gia bao gồm các nội dung:
- Số lượng, chất lượng và địa điểm mua thóc;
- Giá mua thóc: Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực căn cứ vào chất lượng thóc mua, giá thị trường tại thời điểm, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt giá mua cụ thể nhưng không vượt quá mức giá mua tối đa do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định;
- Thời gian đăng tin về kế hoạch mua thóc, thời gian mở kho, thời hạn kết thúc mua thóc.
b) Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thông báo công khai trên báo 03 kỳ liên tiếp hoặc thông báo trên đài truyền hình 03 lần liên tiếp trong 03 ngày và tại địa điểm mua thóc về kế hoạch mua thóc được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
c) Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực tổ chức triển khai thực hiện mua đủ số lượng, chất lượng thóc mua phải đảm bảo theo đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát tài sản nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ nhà nước về việc thực hiện kế hoạch mua thóc của mình.
Thông tư 89/2015/TT-BTC hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
- Điều 5. Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
- Điều 6. Nhập, xuất theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng
- Điều 7. Nhập, xuất điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia
- Điều 8. Nhập tăng số lượng hàng dự trữ quốc gia đối với số lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với số lượng của sổ kế toán
- Điều 9. Nhập hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác
- Điều 10. Xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia
- Điều 11. Dừng nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
- Điều 12. Thẩm quyền quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
- Điều 13. Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu
- Điều 14. Mua hàng dự trữ quốc gia theo phương thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng
- Điều 15. Kế hoạch bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia
- Điều 16. Thẩm quyền trong bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia
- Điều 17. Đăng ký tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia
- Điều 18. Tổ chức bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia
- Điều 19. Hợp đồng mua bán hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá
- Điều 20. Xác định cuộc bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia không thành
- Điều 23. Điều kiện bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng
- Điều 24. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng
- Điều 25. Trình tự thực hiện bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng