Chương 3 Thông tư 81/2015/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
CHI PHÍ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT
Điều 17. Nguồn kinh phí bảo trì công trình đường sắt
1. Kinh phí bảo trì công trình đường sắt do nhà nước đầu tư được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư chịu trách nhiệm bố trí kinh phí bảo trì công trình đường sắt đã nhận chuyển nhượng theo hợp đồng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Kinh phí bảo trì công trình đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư được bố trí theo quy định của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền.
4. Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì công trình đường sắt thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 18. Chi phí bảo trì công trình đường sắt
1. Nội dung các khoản mục chi phí liên quan đến thực hiện bảo trì công trình đường sắt bao gồm:
a) Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình và định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt;
b) Chi phí lập kế hoạch bảo trì công trình đường sắt (bao gồm cả chi phí khảo sát; lập, thẩm tra và thẩm định chi phí bảo trì công trình);
c) Chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất;
d) Chi phí quan trắc công trình đường sắt đối với công trình có yêu cầu quan trắc;
đ) Chi phí bảo dưỡng công trình đường sắt;
e) Chi phí kiểm định chất lượng công trình;
g) Chi phí sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất;
h) Chi phí lập, quản lý hồ sơ bảo trì công trình đường sắt và cập nhật cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng đường sắt.
2. Việc xác định chi phí thực hiện quản lý, bảo trì công trình đường sắt theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các quy định của pháp luật có liên quan.
Thông tư 81/2015/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 81/2015/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/12/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 91 đến số 92
- Ngày hiệu lực: 01/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Yêu cầu công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt
- Điều 5. Nội dung công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 6. Nội dung công tác bảo trì công trình đường sắt
- Điều 7. Trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong thực hiện công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt
- Điều 8. Lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường sắt
- Điều 9. Thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt
- Điều 10. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và đánh giá sự an toàn công trình đường sắt
- Điều 11. Quan trắc công trình đường sắt phục vụ công tác bảo trì
- Điều 12. Quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường sắt
- Điều 13. Xử lý đối với công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp
- Điều 14. Chế độ báo cáo thực hiện công tác bảo trì công trình đường sắt
- Điều 15. Xử lý đối với công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng
- Điều 16. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác bảo trì công trình đường sắt