Điều 13 Thông tư 79/2011/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
1. Bắt buộc hậu kiểm đối với mẫu giống có nghi ngờ trong quá trình kiểm nghiệm, mẫu giống do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Khuyến khích hậu kiểm đối với các mẫu giống khác.
2. Phương pháp hậu kiểm theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Trường hợp mẫu giống hậu kiểm không đạt yêu cầu chất lượng, đơn vị thực hiện hậu kiểm lập biên bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân có mẫu hậu kiểm và tổ chức đã cấp giấy chứng nhận hợp quy cho lô giống. Trường hợp tổ chức, cá nhân có mẫu hậu kiểm hoặc tổ chức chứng nhận cố tình không xác nhận thì biên bản vẫn có giá trị khi có chữ ký, dấu của đơn vị thực hiện hậu kiểm và là căn cứ để xử lý vi phạm theo quy định.
4. Chậm nhất 15 (mười lăm) ngày sau khi kết thúc hậu kiểm, đơn vị thực hiện hậu kiểm gửi báo cáo kết quả hậu kiểm theo mẫu Phụ lục 9 của Thông tư này về Cục Trồng trọt, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu hậu kiểm, chủ sở hữu lô giống và tổ chức, cá nhân đánh giá hợp quy chất lượng lô giống đó.
Thông tư 79/2011/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Căn cứ công bố hợp quy và dấu hợp quy
- Điều 4. Chỉ định và quản lý hoạt động của tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng
- Điều 5. Đăng ký và hợp đồng chứng nhận hợp quy
- Điều 6. Phương thức, trình tự chứng nhận hợp quy
- Điều 7. Kiểm định ruộng giống
- Điều 8. Lấy mẫu và lưu mẫu giống
- Điều 9. Kiểm nghiệm mẫu giống
- Điều 10. Tiền kiểm
- Điều 11. Cấp giấy chứng nhận hợp quy
- Điều 12. Tự đánh giá hợp quy
- Điều 13. Hậu kiểm
- Điều 14. Mã hiệu lô giống
- Điều 15. Hồ sơ lô giống
- Điều 16. Phí chứng nhận hợp quy