Điều 37 Thông tư 78/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
Điều 37. Tàu bị tắc đường phải ngừng vận chuyển hành lý ký gửi, bao gửi
1. Ngừng vận chuyển ở ga gửi:
a) Nếu do nguyên nhân bất khả kháng không thể vận chuyển được, doanh nghiệp trả lại hành lý ký gửi, bao gửi và tiền cước vận chuyển cho người gửi;
b) Nếu do lỗi doanh nghiệp gây ra, phải hủy bỏ việc vận chuyển, doanh nghiệp phải trả lại hành lý ký gửi, bao gửi và tất cả tiền cước, tiền xếp dỡ, các khoản tiền khác đã thu của người gửi.
2. Ngừng vận chuyển ở ga dọc đường:
a) Nếu do nguyên nhân bất khả kháng không thể tiếp tục vận chuyển, người gửi có thể yêu cầu nhận lại hành lý ký gửi, bao gửi tại ga tàu phải dừng hoặc tại ga gửi hoặc tại một ga dọc đường quy định có tác nghiệp hành lý ký gửi, bao gửi. Doanh nghiệp phải hoàn lại tiền cước đối với đoạn đường từ ga dỡ tới ga đến ghi trên vé;
b) Nếu do lỗi của doanh nghiệp mà không thể tiếp tục vận chuyển, người gửi có thể yêu cầu nhận lại hành lý ký gửi, bao gửi tại ga tàu phải dừng hoặc tại ga gửi hoặc tại một ga dọc đường quy định có tác nghiệp hành lý ký gửi, bao gửi. Việc thanh toán chi phí cho người gửi được thực hiện như sau: nhận tại ga tàu phải dừng thì doanh nghiệp phải hoàn lại tiền cước trên đoạn đường chưa vận chuyển; nhận tại một ga dọc đường thì đoạn đường quay trở về được miễn cước và doanh nghiệp phải trả lại tiền cước tính từ ga dỡ hành lý ký gửi, bao gửi tới ga đến ghi trên vé; nhận tại ga gửi thì đoạn đường quay trở về được miễn cước, doanh nghiệp phải trả lại toàn bộ tiền cước và tiền xếp dỡ đã thu.
3. Ở ga gửi, ga dọc đường nếu không thể vận chuyển được do trở ngại chạy tàu mà không có yêu cầu của người gửi như quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục vận chuyển khi thông đường.
Thông tư 78/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- Điều 4. Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi
- Điều 5. Quyền của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi
- Điều 6. Nghĩa vụ của hành khách, người gửi bao gửi
- Điều 7. Quyền của hành khách, người gửi bao gửi
- Điều 8. Vé hành khách, hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 9. Quy định về bán vé hành khách
- Điều 10. Miễn giảm giá vé
- Điều 11. Mua vé đi tàu tập thể
- Điều 12. Mua vé trọn toa, trọn cụm toa xe khách
- Điều 13. Ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu
- Điều 14. Vé bổ sung
- Điều 15. Trả lại vé, đổi vé đi tàu
- Điều 16. Giá vé hành khách, giá cước vận chuyển hành lý, bao gửi
- Điều 17. Hành khách ngừng đi tàu ở ga dọc đường
- Điều 18. Thay đổi chỗ trên tàu
- Điều 19. Mất vé khi đi tàu
- Điều 20. Hành khách bị nhỡ tàu
- Điều 21. Tàu bị tắc đường
- Điều 22. Hành lý xách tay
- Điều 23. Xác định tên hàng hóa trong hành lý gửi, bao gửi
- Điều 24. Điều kiện vận chuyển hành lý ký gửi
- Điều 25. Điều kiện vận chuyển bao gửi
- Điều 26. Đóng gói hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 27. Khối lượng, chủng loại hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 28. Thủ tục gửi hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 29. Kê khai giá trị hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 30. Trách nhiệm xếp, dỡ, bảo quản hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 31. Báo tin hành lý ký gửi, bao gửi đến
- Điều 32. Giao trả hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 33. Kỳ hạn vận chuyển, nhận hành lý ký gửi, bao gửi và bồi thường vi phạm
- Điều 34. Xử lý hành lý ký gửi, bao gửi không có người nhận
- Điều 35. Thay đổi vận chuyển hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 36. Hành lý, bao gửi thuộc loại hàng cấm vận chuyển, hàng bị thu giữ
- Điều 37. Tàu bị tắc đường phải ngừng vận chuyển hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 38. Bồi thường hành lý ký gửi, bao gửi bị hư hỏng, bị mất mát do lỗi của doanh nghiệp
- Điều 39. Giải quyết tranh chấp