Điều 21 Thông tư 74/2015/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 21. Xử lý tin báo về tai nạn
Mọi tổ chức, cá nhân khi nhận được tin báo về tai nạn hoặc yêu cầu phối hợp, hỗ trợ trong việc báo tin phải tìm mọi biện pháp để thực hiện theo đề nghị và báo lại cho người đề nghị (nếu được), đồng thời phải triển khai thực hiện ngay các công việc, biện pháp nghiệp vụ theo quy định nếu vụ tai nạn thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình. Nếu vụ tai nạn không thuộc phạm vi, trách nhiệm giải quyết của mình thì tiếp tục báo tin về vụ tai nạn cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ khi có đề nghị của tổ chức, cá nhân có trách nhiệm.
Thông tư 74/2015/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
MỤC LỤC VĂN BẢN
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt đô thị
- Điều 5. Nguyên tắc giải quyết sự cố giao thông đường sắt đô thị
- Điều 6. Phân loại theo nguyên nhân của tai nạn giao thông đường sắt đô thị
- Điều 7. Phân loại theo tính chất của tai nạn giao thông đường sắt đô thị
- Điều 8. Phân loại theo mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt đô thị gây ra
- Điều 9. Trách nhiệm của lái tàu, nhân viên hỗ trợ an toàn và nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đô thị
- Điều 10. Trách nhiệm của nhân viên điều độ chạy tàu khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đô thị
- Điều 11. Trách nhiệm của doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành đường sắt đô thị
- Điều 12. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn
- Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị tham gia hoạt động giao thông đường sắt đô thị
- Điều 14. Trách nhiệm của Thanh tra Sở Giao thông vận tải
- Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp nơi có tuyến đường sắt đô thị hoạt động