Chương 2 Thông tư 74/2015/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
PHÂN LOẠI VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
Điều 6. Phân loại theo nguyên nhân của tai nạn giao thông đường sắt đô thị
Tai nạn giao thông đường sắt đô thị bao gồm tai nạn do nguyên nhân chủ quan và tai nạn do nguyên nhân khách quan:
1. Tai nạn do nguyên nhân chủ quan là tai nạn xảy ra do vi phạm các quy định của pháp luật về giao thông vận tải đường sắt đô thị của tổ chức, cá nhân thuộc các doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành đường sắt đô thị.
2. Tai nạn do nguyên nhân khách quan là tai nạn do nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, địch họa) hoặc các nguyên nhân khác ngoài nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành đường sắt đô thị.
Điều 7. Phân loại theo tính chất của tai nạn giao thông đường sắt đô thị
Tai nạn giao thông đường sắt đô thị bao gồm tai nạn chạy tàu và tai nạn khác:
1. Tai nạn chạy tàu là tai nạn xảy ra khi phương tiện giao thông đường sắt đô thị đâm nhau, trật bánh, đổ; đâm, va chạm vào chướng ngại vật và ngược lại, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của tổ chức, cá nhân.
2. Tai nạn khác là những tai nạn về người, xảy ra khi phương tiện giao thông đường sắt đô thị va, cán người; cháy tàu; người nhảy lên hay rơi từ trên phương tiện giao thông đường sắt đô thị xuống; ném đất, đá hoặc các vật khác lên phương tiện giao thông đường sắt đô thị gây thiệt hại về tài sản, tính mạng và sức khỏe của con người.
Điều 8. Phân loại theo mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt đô thị gây ra
1. Tai nạn giao thông đường sắt đô thị ít nghiêm trọng là tai nạn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.
2. Tai nạn giao thông đường sắt đô thị nghiêm trọng là tai nạn có từ 1 đến 2 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.
3. Tai nạn giao thông đường sắt đô thị rất nghiêm trọng là tai nạn có 1 người chết hoặc có 3 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng.
4. Tai nạn giao thông đường sắt đô thị đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn có từ 2 người chết trở lên hoặc có từ 4 người bị thương trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên.
1. Tổ chức sơ cứu, cấp cứu ngay người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người bị nạn theo quy định tại
2. Tổ chức phòng vệ địa điểm tai nạn theo quy định tại
3. Thông tin, báo cáo ngay về vụ tai nạn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Mục 2 Chương III của Thông tư này.
4. Tham gia giải quyết tai nạn giao thông trên tuyến đường sắt đô thị. Chủ trì giải quyết hậu quả ban đầu của vụ tai nạn chạy tàu khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.
Điều 10. Trách nhiệm của nhân viên điều độ chạy tàu khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đô thị
1. Lập biên bản, báo cáo về vụ tai nạn theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 1 và Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này (nếu tai nạn xảy ra trong phạm vi do mình phụ trách) chuyển giao cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cử người làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Mục 3 Chương III của Thông tư này.
2. Nhân viên điều độ chạy tàu là người chủ trì giải quyết hậu quả ban đầu của vụ tai nạn chạy tàu nếu Chủ tịch Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn chưa đến hiện trường và chưa có người chủ trì giải quyết hậu quả ban đầu của vụ tai nạn chạy tàu theo quy định tại
Điều 11. Trách nhiệm của doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành đường sắt đô thị
1. Doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành đường sắt đô thị có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với đơn vị có liên quan tại địa phương tổ chức giải quyết các vụ tai nạn giao thông đường sắt đô thị, tổ chức thực hiện công tác cứu hộ trên đường sắt đô thị.
2. Khi xảy ra tai nạn giao thông trên đường sắt đô thị, Giám đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành đường sắt đô thị căn cứ theo nguyên nhân, tính chất, mức độ thiệt hại để quyết định thành lập Hội đồng giải quyết tai nạn hoặc giao nhiệm vụ cho cá nhân có thẩm quyền để chủ trì giải quyết tai nạn.
Giám đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành đường sắt đô thị quy định cụ thể việc thành lập Hội đồng giải quyết tai nạn hoặc giao cho cá nhân chủ trì giải quyết tai nạn; quy định nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Hội đồng và các đơn vị thuộc quyền quản lý có liên quan; quy định cụ thể về công tác cứu hộ tai nạn trên các tuyến đường sắt đô thị thuộc thẩm quyền quản lý của doanh nghiệp để đảm bảo giải quyết hậu quả tai nạn được nhanh chóng, an toàn.
Điều 12. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn
1. Chủ tịch Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong việc giải quyết tai nạn tại hiện trường, được quyền huy động nhân lực, vật lực tại chỗ để cứu chữa người bị nạn; ra các quyết định cần thiết, phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương để giải quyết tai nạn theo đúng quy định của pháp luật và phải chỉ đạo hoàn thành các công việc sau:
a) Tổ chức cứu chữa người bị nạn, bảo vệ hiện trường, tài sản;
b) Tham gia điều tra, lập biên bản khám nghiệm hiện trường theo yêu cầu của cơ quan công an;
c) Phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương có liên quan hoàn thiện các thủ tục pháp lý mai táng nạn nhân (trong trường hợp có nạn nhân bị tử vong);
d) Lập phương án cứu chữa và phân công nhân lực thực hiện chuyển tải hành khách; cứu hộ toa xe động lực, toa xe; sửa chữa cầu, đường và các phương tiện thiết bị khác bị hư hỏng để nhanh chóng khôi phục chạy tàu qua vị trí tai nạn và thông tuyến; đảm bảo an toàn trong quá trình cứu chữa;
đ) Tập hợp biên bản, hồ sơ vụ tai nạn; xác định khối lượng công việc, nhân công của các đơn vị tham gia cứu hộ, cứu nạn;
e) Xây dựng báo cáo tổng hợp; đề xuất việc khen thưởng thành tích và xử lý kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân tham gia giải quyết tai nạn; đề xuất biện pháp với cơ quan có thẩm quyền để khôi phục bình thường hoạt động đường sắt đô thị và giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan;
g) Tổ chức trả lời cơ quan thông tấn, báo chí về tình hình thiệt hại, phương hướng xử lý, giải quyết và dự kiến thời gian hoạt động bình thường theo mức độ tai nạn đường sắt đô thị xảy ra.
2. Các thành viên tham gia Hội đồng phải triệt để thi hành phần việc được phân công và thực hiện tốt các công việc được giao; mọi tổ chức, cá nhân khác tham gia giải quyết tai nạn đều chịu sự chỉ đạo và phải chấp hành mọi quyết định của Chủ tịch Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn.
3. Trong trường hợp các vụ tai nạn xảy ra mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng, vượt quá khả năng của Chủ tịch Hội đồng thì phải báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo xử lý.
Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị tham gia hoạt động giao thông đường sắt đô thị
Khi xảy ra tai nạn làm gián đoạn giao thông đường sắt đô thị doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành đường sắt đô thị, đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện giao thông đường sắt đô thị phải cử ngay người có thẩm quyền nhanh chóng tới hiện trường nắm bắt tình hình và tham gia giải quyết tai nạn, khôi phục giao thông.
Điều 14. Trách nhiệm của Thanh tra Sở Giao thông vận tải
Khi nhận được tin báo xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đô thị, Thanh tra Sở Giao thông vận tải tại địa phương phải kịp thời cử người đến tham gia phối hợp xử lý, giải quyết tai nạn theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp nơi có tuyến đường sắt đô thị hoạt động
Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đô thị, Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đô thị có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an, doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành đường sắt đô thị cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và người bị nạn. Trường hợp có người chết không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì Ủy ban nhân dân nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm hỗ trợ tổ chức chôn cất.
Thông tư 74/2015/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt đô thị
- Điều 5. Nguyên tắc giải quyết sự cố giao thông đường sắt đô thị
- Điều 6. Phân loại theo nguyên nhân của tai nạn giao thông đường sắt đô thị
- Điều 7. Phân loại theo tính chất của tai nạn giao thông đường sắt đô thị
- Điều 8. Phân loại theo mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt đô thị gây ra
- Điều 9. Trách nhiệm của lái tàu, nhân viên hỗ trợ an toàn và nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đô thị
- Điều 10. Trách nhiệm của nhân viên điều độ chạy tàu khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đô thị
- Điều 11. Trách nhiệm của doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành đường sắt đô thị
- Điều 12. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn
- Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị tham gia hoạt động giao thông đường sắt đô thị
- Điều 14. Trách nhiệm của Thanh tra Sở Giao thông vận tải
- Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp nơi có tuyến đường sắt đô thị hoạt động