Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật khoan điều tra, đánh giá và thăm dò nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 12. An toàn lao động và vệ sinh môi trường
1. An toàn lao động:
a) Người lao động làm việc trực tiếp trên khoan trường phải đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với công việc đảm nhận, được trang bị kiến thức về an toàn và bảo hộ lao động theo quy định;
b) Hệ thống máy móc thiết bị, tháp khoan phải được lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng yêu cầu kỹ thuật; các bộ phận truyền động phải được lắp đặt rào chắn bảo vệ; cần ống, dụng cụ khoan phải được kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo quy định;
c) Quy trình thi công phải được thực hiện đúng theo thiết kế, các quy định kỹ thuật và tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn trong chuyên môn;
d) Đối với các khu vực được cảnh báo còn sót lại bom mìn do chiến tranh để lại phải tiến hành công tác rà phá bom, mìn trước khi thi công.
2. Vệ sinh môi trường:
a) Việc xả nước thải, chất thải trong sinh hoạt và trong quá trình thi công ra môi trường xung quanh phải tuân thủ theo các quy định về bảo vệ môi trường;
b) Khi kết thúc thi công, phải tiến hành thu dọn, san lấp và hoàn trả lại mặt bằng.
Thông tư 59/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật khoan điều tra, đánh giá và thăm dò nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Mục đích, nhiệm vụ của lỗ khoan
- Điều 4. Nguyên tắc thiết kế lỗ khoan
- Điều 5. Nội dung thiết kế lỗ khoan
- Điều 6. Yêu cầu thiết kế lỗ khoan
- Điều 7. Công tác chuẩn bị và kết thúc khoan
- Điều 8. Dung dịch khoan
- Điều 9. Công tác khoan
- Điều 10. Công tác phục vụ đo địa vật lý lỗ khoan
- Điều 11. Phòng ngừa và cứu chữa sự cố
- Điều 12. An toàn lao động và vệ sinh môi trường