Điều 21 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT quy định việc vận chuyển hàng nguy hiểm là chất độc hại, lây nhiễm do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 21. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương
1. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện phối hợp với Tổng cục Môi trường và các cơ quan liên quan kiểm tra điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Thông tư này.
2. Báo cáo cơ quan quản lý cấp trên và thông báo cho các cơ quan liên quan để phối hợp, huy động các lực lượng cần thiết kịp thời xử lý sự cố môi trường, khắc phục hậu quả.
3. Trường hợp xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm, các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm huy động lực lượng kịp thời, phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương và các cơ quan liên quan để:
a) Hỗ trợ người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm trong việc cứu người, hàng nguy hiểm và phương tiện vận chuyển;
b) Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có sự cố và tổ chức cấp cứu nạn nhân;
c) Khoanh vùng, sơ tán dân cư ra khỏi khu vực ảnh hưởng nguy hiểm;
d) Tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ hiện trường, bảo vệ hàng nguy hiểm, phương tiện vận chuyển để tiếp tục vận chuyển hoặc lưu kho, bãi, chuyển tải theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và phục vụ công tác điều tra, ứng phó và khắc phục hậu quả.
4. Các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương nơi xảy ra sự cố môi trường trực tiếp hướng dẫn xử lý sự cố và khắc phục hậu quả. Trường hợp xảy ra sự cố lớn ngoài khả năng xử lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xử lý.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh tiến hành kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm. Khi phát hiện vi phạm, có thể xử lý hoặc đề xuất xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Thông tư 52/2013/TT-BTNMT quy định việc vận chuyển hàng nguy hiểm là chất độc hại, lây nhiễm do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 4. Yêu cầu về Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 5. Điều kiện về đóng gói, bao bì, vật chứa, ghi nhãn và biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm
- Điều 6. Điều kiện chung đối với các phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 7. Điều kiện đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 8. Điều kiện đối với phương tiện giao thông đường thủy nội địa khi vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 9. Điều kiện đối với phương tiện giao thông đường sắt khi vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 10. Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm
- Điều 11. Thuê vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 12. Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Điều 14. Trình tự cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 15. Cấp điều chỉnh Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 16. Cấp gia hạn Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 17. Cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 18. Hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 19. Tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm